Vào thời điểm chuyển mùa, viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho người mắc. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Bài viết dưới đây Telfor sẽ gợi ý cho bạn 4 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là một tình trạng mà niêm mạc mũi phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng trong môi trường khi có sự thay đổi về thời tiết. Đây là một dạng viêm mũi dị ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong các mùa thay đổi khí hậu.
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, như phấn hoa, bụi mịn, hóa chất, mùi hương mạnh, hoặc dịch tiết từ động vật, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất histamin và các chất gây viêm khác. Sự phản ứng này dẫn đến viêm mũi, triệu chứng thường gặp bao gồm chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, và sự tắc nghẽn của đường thở mũi.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng viêm mũi xuất hiện theo mùa cố định trong năm. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, do khí hậu ẩm, nhiều nấm mốc và phấn hoa.
Khoảng 20% dân số trên thế giới bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng thời tiết. Bệnh thường gặp ở người trẻ, ít xảy ra ở người già.
Tìm hiểu thêm: Thuốc viêm mũi dị ứng có mấy loại? Tác dụng ra sao?
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết có thể được chia thành các yếu tố sau:
Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Dấu hiệu thường thấy của viêm mũi dị ứng thời tiết đó là:
Để cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết người bệnh cần sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết để điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Câu hỏi thường gặp: Viêm mũi uống thuốc gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?
Việc sử dụng thuốc sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết, các thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiện nay đều được sử dụng nhằm mục đích giảm triệu chứng của bệnh.
Vậy viêm mũi uống thuốc gì? Dưới đây là 4 loại thuốc thường được sử dụng hiện nay để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng gồm:
Thuốc kháng histamin có 2 dạng là dạng uống (fexofenadine, cetirizine, desloratadine,...) và dạng xịt (azelastine, levocabastine,...), giúp giảm ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên tác dụng trên triệu chứng nghẹt mũi ít hơn.
Kháng histamin dạng uống thường có tác dụng ngay tức thì nên khi thấy có triệu chứng người bệnh nên uống thuốc ngay.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bác sĩ thường chỉ định người bệnh nên kết hợp thuốc kháng histamin với các thuốc thông mũi. Không nên sử dụng kéo dài, nên sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc.
Các loại thuốc xịt mũi chứa corticoid thường được sử dụng trong những trường hợp viêm mũi dị ứng thời tiết trung bình hoặc nặng. Các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng như nghẹt mũi, sổ mũi.
Tuy các thuốc xịt mũi chứa corticoid phát huy tác dụng chậm hơn so với kháng histamin nhưng công dụng của chúng lại kéo dài hơn.
Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như kích ứng mũi, khô mũi họng.
Các thuốc xịt mũi chứa corticoid thường dùng như là Budesonide, Fluticasone propionate,…
Thuốc xịt mũi chứa corticoid giúp cải thiện viêm mũi dị ứng thời tiết.
Các thuốc làm thông mũi sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi và tình trạng sung huyết thông qua cơ chế làm co mạch máu bị giãn ở mũi, từ đó làm giúp thông mũi hiệu quả.
Thuốc làm thông mũi có nhiều dạng như siro, viên nén, xịt mũi, nhỏ mũi. Nếu sử dụng dạng xịt, nhỏ dùng tại chỗ thì không nên sử dụng quá 7 ngày, vì sử dụng kéo dài sẽ gây hiện tượng viêm mũi.
Thuốc đối kháng leukotriene có tác dụng tương tự thuốc kháng histamin đường uống. Giúp làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,... nhưng tác dụng nhẹ hơn. Thường được sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như men gan tăng cao,...
Câu hỏi thường gặp: Uống thuốc dị ứng kéo dài có sao không?
Hiện nay, sử dụng các thuốc kháng histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết luôn lựa chọn hàng đầu. Đặc biệt là việc lựa chọn sử dụng kháng histamin thế hệ 2 giúp hạn chế được tác dụng phụ như gây buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt,... của thế hệ 1 cũng được ưu tiên.
Nổi bật trong các dòng thuốc kháng histamin thế hệ 2 trong việc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết hiện nay là Telfor.
Telfor là thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết chứa fexofenadine, cải thiện được nhược điểm của các thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi hiện nay.
Vậy tại sao Telfor lại được các bác sĩ, chuyên gia tin dùng như vậy?
Chứa thành phần fexofenadine không gây ảnh hưởng tới thần kinh trung ương. Từ đó, không gây buồn ngủ ở ngay liều điều trị. Phù hợp cả với những người làm các công việc cần sự tập trung như vận hành máy móc, lái xe, phi công,...
Telfor sử dụng đường uống, hấp thu nhanh hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết như nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,... chỉ sau 1 - 2 liều/ngày.
Đa dạng hàm lượng từ 60mg, 120mg và 180mg rất dễ dàng để lựa chọn và sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt, đối với thuốc fexofenadine 120mg và 180mg chỉ cần sử dụng duy nhất 1 viên/ngày, tác dụng kéo dài, tiện lợi cho người bệnh, đặc biệt là những người hay quên liều.
Telfor bởi sản phẩm được sản xuất đạt chuẩn Nhật Bản JAPAN GMP, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả đã được kiểm nghiệm.
Telfor 180mg
Vì vậy, Telfor đã trở thành lựa chọn đầu tay, được nhiều bác sĩ tin dùng khi muốn điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết nhẹ và vừa.
Telfor hy vọng với 4 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết trên đây sẽ giúp mọi người có thêm những lựa chọn để điều trị bệnh hiệu quả. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.