banner shield

Dị ứng thời tiết do đâu? Cách sử dụng thuốc dị ứng thời tiết

thoi-diem-giao-mua-la-thoi-diem-de-bi-di-ung-thoi-tiet-nhat.jpg

Dị ứng thời tiết là nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ cho người bệnh. Tuy việc sử dụng thuốc dị ứng thời tiết là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất hiện nay, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và lựa chọn thuốc hiệu quả. Vì vậy, bài viết dưới đây, Telfor sẽ giới thiệu tới bạn thuốc dị ứng thời tiết tốt hiện nay.

1. Nguyên nhân phổ biến của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể đối với các hiện tượng thời tiết như gió mùa, nắng nóng, lạnh,... Thời điểm giao mùa, hoặc khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột là thời điểm dễ bị dị ứng thời tiết nhất.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết thực chất là do rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến phản ứng miễn dịch và sản xuất kháng thể và chất trung gian hóa học để chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. Cơ chế sản sinh histamin cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng.

Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ bị dị ứng thời tiết nhất
Thời điểm giao mùa là thời điểm dễ bị dị ứng thời tiết

2. Các triệu chứng phổ biến của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể đối với các hiện tượng thời tiết như gió mùa, nắng nóng, lạnh,... Thời điểm giao mùa, hoặc khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột là thời điểm dễ bị dị ứng thời tiết nhất.

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào với các biểu hiện như:

  • Cánh tay, chân, mặt nổi phát ban, mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Da bị sưng tấy, tấy đỏ thành những mảng lớn.

Viêm mũi: Các biểu hiện thường thấy như hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu mỗi khi bị dị ứng thời tiết.

Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng nguy hiểm và nặng nhất đối với người bị dị ứng. Người bệnh sẽ có các biểu hiện khó thở, huyết áp hạ nhanh đột ngột. Cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

3. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau trước tác nhân thời tiết, mức độ dị ứng khác nhau cũng sẽ khiến biểu hiện bệnh khác nhau.

  • Nếu dị ứng thời tiết cấp tính thì các dấu hiệu bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 24h đến 6 tuần. Dấu hiệu điển hình là ngứa, gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người bệnh.
  • Nếu như tình trạng dị ứng cấp tính không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển sang mãn tính. Các biểu hiện của tình trạng này như phù nề, nhiễm trùng da, sốc phản vệ, huyết áp tụt nhanh đột ngột,... gây nguy hiểm tới người bệnh.

Do đó, khi thấy các dấu hiệu dị ứng thời tiết bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe.

4. Sử dụng thuốc dị ứng thời tiết nào hiệu quả?

Sử dụng thuốc dị ứng thời tiết sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt, nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Một số nhóm thuốc chữa dị ứng thường được các bác sĩ chỉ định như:

4.1 Thuốc chống viêm corticoid

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch. Giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa, mề đay,...

Thuốc chống viêm corticoid có rất nhiều dạng như gel, thuốc mỡ, dạng dùng tại chỗ,... là những loại thường được sử dụng trong điều trị dị ứng thời tiết nhất.

Do thuốc có tác dụng nhanh nên thường bị lạm dụng gây các tác dụng phụ nguy hiểm như: nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết, suy thận,... Do đó, chỉ nên sử dụng corticoid trong thời gian khoảng 1 - 2 tuần sau đó ngưng sử dụng. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Một số thuốc thường được sử dụng như: Triamcinolone, Hydrocortisone, Betamethasone,…

4.2 Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng histamin là thuốc thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng của các tình trạng dị ứng nói chung và dị ứng thời tiết nói riêng.

Các thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin thường được sử dụng cho những trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ. Thuốc kháng thụ thể H2 như cimetidine,... hoặc dùng kết hợp trong các trường hợp dị ứng thời tiết nặng, xuất hiện mề đay.
thuoc-khang-histamin-dieu-tri-di-ung-thoi-tiet.jpg

4.3 Thuốc ổn định tế bào mast

Sử dụng thuốc ổn định tế bào mast sẽ giúp ngăn chặn giải phóng histamin. Thường được sử dụng trong trường hợp các thuốc kháng histamin, corticoid không có hiệu quả hoặc không dung nạp.

Một số thuốc ổn định tế bào mast thường được dùng như cromolyn, azelastine, ketotifen,...

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm ngứa, hắt hơi, đắng miệng,...

Ngoài những thuốc trên, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc khác tùy theo từng triệu chứng của người bệnh như giảm ho, thuốc co mạch, long đờm,...
** 5. Cách sử dụng thuốc dị ứng thời tiết một cách hiệu quả và an toàn

Để điều trị hiệu quả và không gây hại đến sức khỏe, người bệnh cần phải biết cách dùng thuốc dị ứng thời tiết sao cho đúng cách và an toàn. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia về cách dùng thuốc dị ứng thời tiết:

  • Chỉ sử dụng thuốc dị ứng thời tiết khi đã được bác sĩ tư vấn hay cho phép. Đối với tất cả các loại thuốc được kể trên, đặc biệt là loại thuốc có chứa thành phần corticoid đều cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng, để giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với sức khỏe.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng, đúng liều, đúng thời gian uống thuốc. Để tránh bị ảnh hưởng xấu của thuốc về sau tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá nhiều hoặc tự ý những sử dụng thuốc.
  • Bệnh dị ứng thời tiết là một loại bệnh không thể chữa trị dứt điểm, bới nó cũng liên quan tới cơ địa cũng như hệ miễn dịch của từng người yếu hay mạnh. Cách tốt nhất là điều trị theo từng đợt và tránh tiếp xúc với những thời tiết bất lợi.
  • Việc hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phân hóa, thuốc lá, đồ uống có cồn cũng rất quan trọng. Bởi các tác nhân này có thể kích thích và gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Telfor - Giải pháp điều trị triệu chứng dị ứng thời tiết hiệu quả hiện nay

Telfor là thuốc điều trị triệu chứng dị ứng thời tiết thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2 chứa thành phần chính fexofenadine. Hiện nay, việc lựa chọn các thuốc kháng histamin thế hệ 2 trong việc điều trị triệu chứng dị ứng mức độ vừa và nhẹ luôn là lựa chọn tiên quyết vì tính hiệu quả, cải thiện triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, an toàn.

Trong nhóm các thuốc kháng histamin thế hệ 2 được sử dụng trong điều trị triệu chứng dị ứng thời tiết, Telfor (fexofenadine) là thuốc được các chuyên gia đánh giá rất cao. Tại sao lại như vậy?

  • Telfor là sản phẩm của DHG Pharma - công ty dược hàng đầu tại Việt Nam. Telfor đạt tiêu chuẩn sản xuất của Nhật Bản JAPAN GMP giúp đưa ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, được kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn.
  • Telfor giúp giảm nhanh và kéo dài hiệu quả các triệu chứng của dị ứng thời tiết mà không gây buồn ngủ. Do đó, Telfor thường được chỉ định để điều trị dứt điểm các tình trạng dị ứng nhẹ và vừa.
  • Telfor có nhiều hàm lượng như 60 mg, 120 mg và 180 mg giúp người bệnh có nhiều lựa chọn. Đặc biệt, hàm lượng 120 mg và 180 mg chỉ cần sử dụng 1 viên duy nhất/ngày đã có thể giúp giảm rõ rệt các triệu chứng như ngứa, phát ban,... có tác dụng kéo dài, tiện lợi, dễ dàng sử dụng.

tuan-thu-huong-dan-cua-bac-si-khi-su-dung-thuoc-di-ung-thoi-tiet.jpg
Nhờ những ưu điểm trên, hiện nay Telfor là sản phẩm đầu tay khi lựa chọn để điều trị các vấn đề về dị ứng thời tiết hiệu quả.

Dị ứng thời tiết cần được điều trị sớm, đúng cách để mang tới hiệu quả cao. Để cải thiện dị ứng thời tiết, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh cần sử dụng các thuốc dị ứng thời tiết như Telfor.