Mề đay (mày đay) là dạng phát ban do dị ứng khá phổ biến. Tất cả độ tuổi đều có thể gặp phải tình trạng này, bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy bị mề đay là gì? Có nguy hiểm không? Cùng Telfor tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bị mề đay là gì?
Mề đay là bệnh lý ngoài da do phản ứng của các mao mạch dưới da đối với các tác nhân gây dị ứng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là trên da xuất hiện các nốt sần hình tròn, hình bầu dục,.... với kích thước khác nhau, có thể lớn tới 10cm và gây cảm giác ngứa ngáy.
Bệnh mề đay gây ảnh hưởng tới khoảng 10 - 20% dân số thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như dị ứng thời tiết, phấn hoa, stress kéo dài,...
Bị mề đay sẽ nổi các nốt sần hình tròn có kích thước lên đến 10cm
Dựa theo sự tiến triển của bệnh, bệnh mề đay có 2 dạng là:
- Bệnh mề đay cấp tính: Thời gian phát ban từ 24h đến dưới 6 tuần. Biểu hiện đặc trưng là các nốt sần tập trung hoặc lan rộng toàn cơ thể. Khoảng 10% trường hợp bị mề đay cấp tính bị phù mạch. Bệnh mề đay cấp tính nếu không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Bệnh mề đay mãn tính: Thời gian phát ban kéo dài trên 6 tuần. Biểu hiện đặc trưng là các ban sần, màu hồng nhạt, đỏ hoặc trắng nhạt trên da. Người bệnh có cảm giác nóng rát, ngứa và khó chịu. Mề đay mãn tính thường kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục gây đổi màu sắc da, ảnh hưởng tới ngoại hình và sinh hoạt của người bệnh.
Xem thêm: Nổi mề đay kiêng gì và nên ăn gì?
Các triệu chứng của bệnh mề đay là gì?
Các triệu chứng của bệnh nổi mề đay rất dễ nhận biết, điển hình như:
- Mẩn đỏ, phát ban, sần da: Những triệu chứng này không cố định, thường xuất hiện rải rác ở khắp các vị trí trên cơ thể. Các nốt mẩn đỏ thường không đều màu, xuất hiện thành từng mảng hoặc rải rác với các kích thước khác nhau.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Người bị nổi mề đay sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát, đặc biệt vào chiều tối và buổi đêm.
- Triệu chứng khác: Một vài triệu chứng đi kèm khác như nổi mụn nước, mắt và môi bị sưng, mệt mỏi, tụt huyết áp,...
Người bệnh xuất hiện các nốt sần ngứa khi bị mề đay
Bệnh mề đay thường gặp ở đối tượng nào?
Nổi mề đay có thể gặp ở tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, một số đối tượng thường mắc bệnh mề đay như:
- Trẻ em: Thường bị mề đay cấp tính do dị ứng với thức ăn, côn trùng cắn, nhiễm trùng hô hấp,...
- Phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về thay đổi nội tiết tố, căng thẳng. Điều này khiến cho người mẹ dễ bị nổi mề đay. Ngoài ra, mẹ bầu cũng dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay do gan hoạt động quá mức, mất cân bằng men gan,... dẫn tới tích tụ chất thải trong máu.
- Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau sinh thường bị nổi mề đay do tinh thần, thể chất sau sinh bị giảm sút, ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch. Dẫn tới các tác nhân gây hại ngoài môi trường có cơ hội tấn công. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân như thiếu ngủ, chế độ ăn uống thay đổi,...
Phụ nữ mang thai bị mề đay do thay đổi nội tiết tố
Bệnh mề đay có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể người bệnh, cũng như loại mề đay mà người bệnh mắc phải là cấp tính hay mạn tính mới đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh.
Khi bị ngứa ngáy người bệnh thường có thói quen gãi để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm tổn thương vùng da bị mề đay, gây trầy xước da dẫn tới nhiễm trùng, để lại sẹo gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng sưng mạch khí quản, khó thở, sưng họng, nghẹt thở.
Nếu nổi mề đay xảy ra trong đường tiêu hóa có thể dẫn tới đau thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Với trường hợp nổi mề đay ở não còn có thể gây phù não, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.
Xem thêm: Các loại thuốc trị mề đay hiệu quả được sử dụng phổ biến
Bệnh mề đay có tự khỏi được không?
Nếu nổi mề đay ở giai đoạn đầu bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ để giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Với trường hợp mề đay mạn tính, bệnh sẽ không thể tự khỏi mà cần có sự điều trị của bác sĩ, thời gian điều trị sẽ lâu hơn, người bệnh có thể bị tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hợp lý.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh mề đay an toàn và hiệu quả
Để điều trị bệnh mề đay hiệu quả cần kết hợp giữa việc dùng thuốc điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Điều trị bệnh mề đay bằng thuốc
Bệnh nổi mề đay thường do cơ thể giải phóng histamin quá mức. Vì vậy, để trị mề đay hiệu quả cần làm giảm lượng histamin giải phóng trong cơ thể. Hiện nay, một số thuốc thường được chỉ định điều trị mề đay như:
- Thuốc kháng histamin:
Astemizol, desloratadine, fexofenadine,… giúp kìm hãm sự tác động của histamin gây ra, giảm mề đay, giảm cảm giác ngứa ngáy. Đây là nhóm thuốc trị mề đay được sử dụng phổ biến. Trong đó, fexofenadine (Telfor) là thuốc được các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị mề đay hơn cả. Với hiệu quả chống buồn ngủ, fexofenadine (Telfor) sử dụng được cho những người đang vận hành máy móc, lái xe,.... Đặc biệt, Telfor có 2 hàm lượng 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh.
- Thuốc corticoid:
Các thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp mề đay nặng, cấp tính. Người bệnh thường được sử dụng các loại thuốc bôi như flucinar, triamcinolonem,… Corticoid dạng uống như methylprednisolone, cortisol, prednisone… Tuy nhiên không nên lạm dụng với các trường hợp bệnh tái phát thường xuyên.
- Một số thuốc khác như ephedrin được sử dụng trong trường hợp sốc phản vệ do mề đay, các trường hợp mề đay mãn tính, kéo dài dai dẳng thường được chỉ định dùng omalizumab.
Sử dụng thuốc cho người bị mề đay để cải thiện tình trạng bệnh
Cách phòng ngừa bệnh mề đay
Để bệnh mề đay không bị tái phát lại nhiều lần, bạn cần phải biết cách phòng ngừa bệnh mề đay cho bản thân và gia đình:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
- Xác định các tác nhân gây dị ứng của bản thân như phấn hoa, lông động vật, bụi,.... để hạn chế tiếp xúc với chúng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tránh ở những nơi có độ ẩm cao.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, giàu protein và các chất kích thích như cafe, thuốc lá,...
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E, K và các khoáng chất.
Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng mề đay gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị bệnh là điều hết sức cần thiết để cải thiện bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Telfor cung cấp đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi bị mề đay là gì và có thêm hiểu biết về bệnh mề đay.
Xem thêm: Uống thuốc dị ứng kéo dài có hại không?
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: