Trong những năm gần đây, thời tiết biến đổi thất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản xoay quanh biến đổi thời tiết thất thường và chứng dị ứng thời tiết để có các biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời.
1. Thực trạng thời tiết biến đổi thất thường trong những năm gần đây
Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề “nóng” của toàn cầu. Thực trạng thời tiết biển đổi thất thường diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: [1] [2] [3]
Thời tiết khô và nóng hơn
Tình trạng khô nóng trải dài trên nhiều khu vực, nhiệt độ mùa hè tăng nhanh, những đợt nắng nóng kéo dài khiến tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Những thay đổi này khiến cho nguồn nước ngày một khan hiếm, đe dọa an ninh lương thực, suy giảm nghề đánh bắt cá. [1]
Thời tiết khô và nóng hơn dẫn tới tần suất và cường độ cháy rừng gia tăng. Mùa cháy rừng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn thúc đẩy tình trạng sa mạc hóa gia tăng mạnh mẽ. Cảnh quan khô cằn, các cơn bão cát và bụi thường xuyên xuất hiện khiến không khí bị ô nhiễm một cách nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. [2]
Thời tiết khô hạn gây cháy rừng
Không khí chứa nhiều bụi hơn
Cháy rừng, sa mạc hóa,… là những nguyên nhân khiến không khí ngày càng ô nhiễm. Vào đầu tháng 6/2024, bầu trời vùng đông bắc Hoa Kỳ đã chuyển sang màu vàng, khắp không khí tràn đầy sương mù và khói bụi. Người dân được cảnh báo không ra khỏi nhà để bảo vệ bản thân khỏi các chất gây ô nhiễm không khí.
Tính đến năm 2021, không có quốc gia nào đáp ứng các hướng dẫn hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí đối với PM2.5. Các hạt mạt mụi này đã gây ra 6,4 triệu ca tử vong mỗi năm. 99% dân số toàn cầu phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn khuyến nghị của WHO. [2]
Bão lũ cực đoan
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến lượng mưa trên toàn thế giới, tăng cường độ của các cơn bão. Tháng 9/2024, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 - Bão Yagi.
Yagi là cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng khi đổ bộ vào đất liền. Tính đến ngày 17/9, Việt Nam đã có 329 người chết, mất tích, 1.929 người bị thương. Cơn bão đã gây sụp đổ, hư hại khoảng 234.000 căn nhà, 1.500 trường học, 726 sự cố đê điều, trên 307.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả.
Hiện nay, Việt Nam đang khắc phục hậu quả do bão gây ra, tránh để dịch bệnh bùng phát. Ngoài dọn dẹp nhà cửa sau bão, người dân còn phải đề phòng dị ứng từ nấm mốc do môi trường ẩm ướt gây nên.
Trong những năm tới, hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp diễn sẽ làm tăng nguy cơ hạn hán và lũ lụt. Bão nhiệt đới sẽ đổ bộ vào đất liền với dư chấn mạnh và nguy hiểm hơn.[3]
Bão lũ xảy ra với cường độ mạnh
2. Những bệnh dị ứng thường gặp khi biến đổi thời tiết
Phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,… là những căn nguyên gây dị ứng. Biến đổi khí hậu khiến cho các căn nguyên này ngày một gia tăng và khuếch tán mạnh mẽ trong không khí: [4]
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mùa thụ phấn của cây cỏ, gia tăng lượng phấn hoa được tạo ra, kéo dài thời gian thụ phấn.
- Biến đổi khí hậu gây ô nhiễm không khí, nồng độ mạt bụi, chất ô nhiễm trong không khí tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
- Lũ lụt và bão lớn sẽ khiến các tòa nhà ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và khuếch tán trong không khí.
Khi tiếp xúc với các căn nguyên gây dị ứng này, rất nhiều người sẽ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ em, người già và những người bị bệnh hô hấp. Các căn bệnh thường gặp khi biến đổi thời tiết bao gồm: [4]
- Viêm mũi dị ứng: Khi tiếp xúc với mạt bụi, nấm mốc, cơ thể giải phóng histamin để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại. Phản ứng quá mạnh sẽ gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.
- Hen suyễn: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong một thời gian dài có thể tạo ra các cơn hen suyễn.
- Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính: Người bệnh bị viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Biến đổi thời tiết thất thường và chứng dị ứng thời tiết liên quan chặt chẽ với nhau
3. Điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản và hiệu quả
Có thể điều trị viêm mũi dị ứng thông qua các phương pháp như: [5]
- Tránh xa các chất gây dị ứng: Người bệnh nên hạn chế đến các nơi có nhiều mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc,… Trong nhà nên sử dụng máy lọc không khí, trồng nhiều cây xanh để thanh lọc không khí. Khi đi ra ngoài, người bệnh nên đeo khẩu trang và thay quần áo ngay khi về tới nhà để hạn chế mạt bụi, phấn hoa dính trên quần áo.
- Sử dụng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ: Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin, thuốc corticosteroid, thuốc thông mũi,… để điều trị các triệu chứng dị ứng. Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
- Tiêm phòng dị ứng: Phương pháp này được khuyến nghị khi các triệu chứng dị ứng rất khó kiểm soát. Việc tiêm phòng giúp cho cơ thể thích nghi với loại phấn hoa gây dị ứng.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết cực đoan. Các tháng cuối năm thường xuyên xuất hiện mưa bão, lũ lụt khiến nhiều người bị viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng Telfor để giảm các triệu chứng dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Telfor là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do gắn chậm vào thụ thể H1, không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Telfor đã được chứng nhận là tương đương sinh học với biệt dược gốc. Thuốc có 3 liều lượng cho người bệnh lựa chọn: Telfor 60, Telfor 120, và Telfor 180. Sau khi dùng thuốc, người bệnh có thể chấm dứt nhanh chóng các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt,…
Telfor là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Biến đổi thời tiết thất thường và chứng dị ứng thời tiết có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Thời tiết thay đổi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng yếu, bị bệnh đường hô hấp. Khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- A Hotter and Drier Future Ahead - An Assessment of Climate Change in U.S. Central Command: https://www.rand.org/pubs/research_reports/RRA2338-1.html (Ngày truy cập: 26/09/2024).
- No more yellow sky reducing air pollution smoke and dust: https://blogs.worldbank.org/en/climatechange/no-more-yellow-sky-reducing-air-pollution-smoke-and-dust (Ngày truy cập: 26/09/2024).
- Climate change causing more change rainfall fiercer typhoons scientists say: https://www.reuters.com/business/environment/climate-change-causing-more-change-rainfall-fiercer-typhoons-scientists-say-2024-07- 26/#:~:text=While%20it%20is%20difficult%20to,cyclone%20development%2C%22%20she%20said (Ngày truy cập: 26/09/2024).
- Does Climate Change Impact Allergic Disease? https://www.aaaai.org/tools-for-the-public/conditions-library/allergies/does-climate-change-impact-allergic-disease (Ngày truy cập: 26/09/2024).
- Allergic rhinitis: https://medlineplus.gov/ency/article/000813.htm (Ngày truy cập: 26/09/2024).