Bão không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do môi trường biến đổi, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng phát triển. Nhiều người vì thế gặp các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ phân tích những tác nhân gây dị ứng sau bão lũ, đồng thời đề xuất các phương pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe.
1. Bão lũ tác động đến chất lượng không khí ra sao?
Bão lũ có tác động đáng kể đến chất lượng không khí theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. [1]
Tác động tích cực:
- Giảm ô nhiễm không khí tạm thời: Mưa lớn trong bão thường giúp rửa sạch bụi bẩn, phấn hoa, các hạt bụi mịn (PM2.5, PM10) và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí ngắn hạn.
- Giảm nồng độ khí nhà kính: Bão có thể làm giảm lượng khí nhà kính như: CO2, NO2 trong không khí nhờ vào sự giảm hoạt động công nghiệp và giao thông do gián đoạn trong suốt thời gian diễn ra bão.
Tác động tiêu cực:
- Gia tăng ô nhiễm từ thiên tai: Trong một số trường hợp, bão lũ có thể gây ra sự hủy hoại cơ sở hạ tầng, gây ra cháy nổ, rò rỉ hóa chất hoặc ô nhiễm từ rác thải, góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm không khí. [1]
- Tác động đến chất lượng không khí trong nhà: Sau bão lũ, môi trường ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà, nhất là khi các ngôi nhà bị ngập nước hoặc hư hỏng. [1]
- Gia tăng thải khí độc hại từ đất và nước: Khi đất bị xói mòn hoặc rừng bị đổ ngã, các chất ô nhiễm tích lũy trong đất hoặc nước có thể phát tán trở lại vào không khí.
Bão lũ có thể gây ra sự hủy hoại cơ sở hạ tầng, gây ra cháy nổ, rò rỉ hóa chất
2. Bệnh hô hấp thường gặp sau mùa bão lũ
Sau mùa bão lũ, các bệnh về hô hấp thường xuất hiện nhiều hơn do môi trường, chất lượng không khí và điều kiện sinh hoạt thay đổi. Trong đó, viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất cùng với các bệnh khác như : Viêm phổi, viêm phế quản và hen suyễn.
Viêm mũi dị ứng sau mùa bão lũ thường xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau: [3]
- Nấm mốc, vi khuẩn phát triển: Sau bão lũ, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Chúng xâm nhập qua đường hô hấp, gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến viêm mũi dị ứng.
- Bụi bẩn, hóa chất từ nước lũ: Nước lũ thường mang theo bụi bẩn, hóa chất và các tác nhân gây dị ứng từ môi trường. Khi tiếp xúc, cơ thể dễ bị kích ứng, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm.
- Không khí ô nhiễm sau lũ: Khi nước rút, chất thải, rác và bùn đất còn sót lại gây ô nhiễm không khí. Hít phải bụi, vi khuẩn hoặc hóa chất từ không khí này dễ khiến người dân bị viêm mũi dị ứng.
- Thời tiết thay đổi thất thường: Sau bão, thời tiết có thể thay đổi đột ngột, từ ẩm ướt chuyển sang khô lạnh hoặc nhiệt độ giảm mạnh. Sự thay đổi này khiến cơ thể khó thích nghi, làm niêm mạc mũi dễ bị kích ứng và dẫn đến viêm mũi dị ứng.
Rác, bùn đất xuất hiện sau khi nước lũ rút gây ô nhiễm môi trường
Viêm mũi dị ứng có các triệu chứng điển hình như: [2]
- Nghẹt mũi (tắc nghẽn), hắt hơi và chảy nước mũi.
- Ngứa mũi, họng và mắt.
- Mắt đỏ hoặc chảy nước.
- Đau đầu, áp lực xoang và quầng thâm dưới mắt.
- Có nhiều chất nhầy hơn trong mũi và cổ họng.
- Mệt mỏi.
- Đau họng do chất nhầy chảy xuống cổ họng ( chảy dịch mũi sau ).
- Khò khè, ho và khó thở.
Hắt hơi, chảy nước mũi có thể là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
3. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng sau mùa bão lũ
Để điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng sau mùa bão lũ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: [2]
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Lau sạch các khu vực bị ẩm ướt, đặc biệt là những nơi có khả năng xuất hiện mốc như: Phòng tắm, tường và cửa sổ.
- Dọn dẹp kỹ sau bão lũ: Loại bỏ nấm mốc, bụi và các vật liệu bị ngấm nước hoặc hư hại do nước ngập.
- Sử dụng máy lọc không khí: Để giảm lượng bụi và phấn hoa trong không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Đóng cửa sổ, đặc biệt vào buổi sáng khi phấn hoa trong không khí cao nhất. Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tránh sử dụng các sản phẩm có hương liệu mạnh: Nước hoa, các chất tẩy rửa có mùi nồng có thể làm tăng kích ứng mũi.
- Nước muối sinh lý: Xịt hoặc rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mũi, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
- Sử dụng thuốc: Các thuốc thường dùng gồm kháng histamin H1 giảm hắt hơi, chảy nước mũi; thuốc corticoid dạng xịt giúp giảm viêm; thuốc nhỏ mắt giảm ngứa; kháng leukotriene kiểm soát nghẹt mũi, thở khò khè; thuốc chống sung huyết thông mũi. Sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Liệu pháp miễn dịch: Nếu viêm mũi dị ứng kéo dài và nặng, bác sĩ có thể khuyến nghị liệu pháp miễn dịch để cơ thể làm quen và ít phản ứng hơn với các chất gây dị ứng.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung vitamin C, D và các chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng hiệu quả.
- Uống đủ nước: Giữ cơ thể được cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi và ngăn ngừa khô mũi.
Lau sạch các khu vực bị ẩm ướt tránh tình trạng nấm mốc, vi khuẩn phát triển
Bạn có thể nâng cao hiệu quả điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp trên với sản phẩm Telfor của DHG Pharma, mang lại kết quả tối ưu trong quá trình điều trị. Sản phẩm chứa thành phần fexofenadin - một loại kháng histamin H1 giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng dị ứng mà không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, tác dụng kéo dài 24 giờ.
Telfor có ba dạng Telfor 60, Telfor 120, và Telfor 180 đều có khả năng điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Thuốc cũng giúp kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính và nổi mẩn đỏ. Đã được chứng nhận tương đương sinh học với thuốc gốc, Telfor mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh khi sử dụng.
Telfor của DHG Pharma được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Japan-GMP, mang lại chất lượng cao và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Sản phẩm có các liều lượng khác nhau, phù hợp với nhu cầu điều trị dựa trên thể trạng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Telfor của DHG Pharma điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả sau mùa bão lũ
Sau cơn bão, cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng nguy cơ dị ứng vẫn luôn tiềm ẩn. Hiểu rõ các tác nhân gây dị ứng giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời. Sức khỏe là tài sản quý giá, vì vậy hãy bảo vệ chính mình và gia đình bằng cách trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- How Typhoons Affect Our Weather and Air Quality?
https://hk.science.museum/en/web/scm/online-explore/cb/20230731_htaowaaq.html#:~:text=Here's what happens%3A the air inside the typhoon,areas%2C creating high pressure at the land surface. ( Ngày truy cập: 26/9/2024)
- Allergic Rhinitis (Hay Fever)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8622-allergic-rhinitis-hay-fever ( Ngày truy cập: 26/9/2024)
- Flooding and excessive rainfall risk respiratory health
https://www.thelancet.com/journals/lanres/article/PIIS2213-2600(24)00004-3/fulltext (Ngày truy cập: 26/9/2024)