banner shield

Chảy nước mũi vàng là gì? Mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị

chay-nuoc-mui-vang-la-benh-gi-thumbnail.jpg

Chất nhầy niêm mạc mũi giúp làm ấm và làm ẩm không khí khi hít vào, đồng thời cũng là lá chắn bảo vệ, ngăn cản các mầm bệnh xâm nhập qua đường mũi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, chất nhầy có thể bài tiết quá mức và biến đổi về màu sắc, gây hiện tượng “chảy nước mũi vàng”. Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách xử trí triệu chứng này, cùng Telfor theo dõi bài viết dưới đây.

Chảy nước mũi vàng cảnh báo bệnh gì?

Nước mũi hay chất nhầy niêm mạc mũi đổi màu là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể đang xảy ra phản ứng miễn dịch. Cụ thể, khi niêm mạc mũi bị tấn công bởi vi sinh vật hay các yếu tố gây bệnh, các bạch cầu trung tính sẽ được kích hoạt để chống lại nhiễm trùng. Do vậy, bạch cầu trung tính sẽ tập trung rất nhiều ở niêm mạc mũi và có mặt trong thành phần của nước mũi.

Chảy nước mũi vàng là cơ chế miễn dịch của cơ thể
Chảy nước mũi vàng là cơ chế miễn dịch của cơ thể

Đặc trưng của bạch cầu trung tính là chứa nhiều myeloperoxidase 2 - một loại enzyme có chứa sắt và có màu xanh lục. Tùy theo mức độ đặc của chất nhầy niêm mạc mũi, người bệnh có thể gặp triệu chứng bị chảy nước mũi liên tục với màu từ vàng nhạt, vàng đậm đến xanh lục.
Một số bệnh lý gây nên tình trạng viêm nhiễm và chảy nước mũi vàng thường gặp là:

  • Nhiễm trùng viêm xoang: Là một nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mũi vàng. Khi vi khuẩn hoặc tác nhân viêm nhiễm xâm nhập vào xoang mũi, phản ứng viêm của bạch cầu có thể gây ra mủ vàng hoặc xanh lá cây.
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Tác nhân virus cũng gây nên phản ứng miễn dịch và chảy nước mũi vàng. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có kèm triệu chứng sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, đau đầu…
  • Viêm amidan: Viêm amidan cũng có thể gây ra chảy nước mũi vàng và các triệu chứng khác như đau họng và sưng đỏ amidan.
  • Polyp mũi: Là những dấu hiệu của tăng sinh mô niêm mạc trong mũi và xoang. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây chảy nước mũi vàng và khó thở cho người bệnh.
  • Viêm mũi dị ứng: Khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông hoặc mảng vụ da chết của thú cưng, khói thuốc lá… sẽ bị ngứa mũi, chảy nước mũi vàng; có thể kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi.
    Ngoài dấu hiệu chảy nước mũi vàng, người bệnh nên theo dõi các biểu hiện đi kèm để có thể tự xác định vấn đề đang gặp phải.

Xem thêm: Chảy nước mũi hắt hơi liên tục là bệnh gì? Cách xử lý và lưu ý

Chảy nước mũi vàng có nguy hiểm không?

Nhìn chung chảy nước mũi vàng không phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Đây chỉ là một triệu chứng thường gặp của các viêm nhiễm tại đường hô hấp trên. Người bệnh có thể xử trí tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chảy nước mũi vàng sẽ gây tác động tiêu cực đến người bệnh trong các trường hợp:

  • Kéo dài dai dẳng, gây ra nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Viêm nhiễm trong mũi kéo dài không được xử lý kịp thời khiến mức độ viêm trở nên nghiêm trọng hơn, gây nhiễm trùng cục bộ như viêm mũi mủ hoặc lây lan sang khu vực khác.
  • Nếu chảy nước mũi vàng do polyp mũi, người bệnh sẽ cần can thiệp điều trị bằng biện pháp phẫu thuật để xử trí dứt điểm nguyên nhân gốc.

Do vậy, người bệnh bị chảy nước mũi vàng nên tự theo dõi điều trị tại nhà trước khi quyết định có can thiệp y tế sâu hơn.

Chảy nước mũi vàng không phải là bệnh lý nghiêm trọng
Chảy nước mũi vàng không phải là bệnh lý nghiêm trọng

Cần làm gì khi bị chảy nước mũi vàng?

Tùy theo nguyên nhân cụ thể gây chảy nước mũi vàng mà người bệnh có hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng được cho mọi trường hợp chảy nước mũi vàng.

1. Xì mũi thường xuyên

Xì mũi là biện pháp chủ động làm sạch mũi, loại bỏ chất nhầy ứ đọng & mầm bệnh gây viêm, nhiễm trùng. Người bệnh cần tránh “khụt khịt” hay cố hít vào thật mạnh vì có thể khiến chất nhầy mắc kẹt ở mũi trong thời gian dài, nguy cơ chảy xuống họng dẫn đến nhiễm trùng xoang và họng về sau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý xì mũi nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

2. Rửa mũi bằng nước muối

Nước muối có khả năng làm sạch niêm mạc mũi đang bị viêm nhiễm. Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn nhẹ, nước muối sinh lý cũng giúp cải thiện tình trạng kích ứng mũi và làm lỏng chất nhầy, giảm ngạt mũi, khó thở cho người bệnh.

Người bệnh nên dùng bình rửa mũi chuyên dụng và nước muối sinh lý chuẩn nồng độ 0.9% để làm sạch tốt hơn mà không gây khô rát. Nên tiến hành rửa mũi 1-3 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng chảy nước mũi vàng và viêm mũi cải thiện hoàn toàn.

Thường xuyên rửa mũi để loại bỏ nước mũi vàng
Thường xuyên rửa mũi để loại bỏ nước mũi vàng

Xem thêm: 8 cách trị chảy nước mũi nhanh chóng và hiệu quả tại nhà

3. Sử dụng thuốc khi cần

Nếu người bệnh bị chảy nước mũi vàng kèm đau nhức đầu và sốt do viêm nhiễm, có thể dùng thuốc nhóm NSAIDs để chống viêm và hạ sốt. Khi triệu chứng nghẹt mũi nghiêm trọng, có thể cân nhắc dùng thuốc thông mũi nhưng chỉ giới hạn sử dụng thời gian dưới 5 ngày để tránh tác dụng phụ.

Ngoài ra, khi chảy nước mũi vàng là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, các thuốc kháng histamin H1 sẽ là lựa chọn phù hợp để đẩy lùi triệu chứng của dị ứng. Người bệnh nên lựa chọn các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2 để vừa đạt hiệu quả tốt, vừa tránh được tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt.

Sử dụng Telfor điều trị các triệu chứng chảy nước mũi vàng
Sử dụng Telfor điều trị các triệu chứng chảy nước mũi vàng

Một trong những lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong nhóm thuốc này là Telfor - thuốc điều trị triệu chứng dị ứng với thành phần chính là fexofenadine. Sản phẩm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Chứa hoạt chất kháng histamin H1 thế hệ 2 nên cho hiệu quả nhanh - mạnh - bền vững và ít tác dụng phụ, không gây buồn ngủ.
  • Sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP Nhật Bản bởi nhà máy sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
  • Đa dạng hàm lượng với 3 lựa chọn là 60mg, 120mg và 180mg. Hai dạng viên uống 120mg và 180mg thuận tiện hơn cả vì chỉ cần dùng 1 viên/ngày đã cho hiệu quả lâu dài, không sợ quên liều, nhầm liều.
  • Người bệnh chảy nước mũi vàng do dị ứng nên sử dụng Telfor để đẩy lùi nhanh triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm kéo dài dẫn tới bệnh nặng hơn. Xem thêm để hiểu rõ telfor 180 giá bao nhiêu? Telfor 60 là thuốc gì? Và thuốc telfor 120 là thuốc gì?

Khi nào chảy nước mũi vàng cần đi khám?

Người bệnh bị chảy nước mũi vàng nên đi khám nếu có kèm các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy cực kỳ khó chịu, mệt mỏi.
  • Đau nhức ở vùng đầu - mặt, đau nhức răng.
  • Sốt cao trên 38.5 ºC.
  • Triệu chứng chảy nước mũi liên tục kéo dài quá 7-10 ngày mà không cải thiện khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
  • Khi rơi vào các trường hợp trên, người bệnh cần được thăm khám tại cơ sở y tế để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và được can thiệp điều trị sâu hơn.

Bài viết cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách xử trí cho tình trạng chảy nước mũi vàng. Nhìn chung đây không phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh có thể xử lý tại nhà bằng cách vệ sinh đường mũi và dùng thuốc điều trị như Telfor khi cần thiết. Người bệnh cần tự theo dõi tiến triển điều trị để cân nhắc đi khám nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 7-10 ngày.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: