Khó thở là một vấn đề về hô hấp nguy hiểm, có thể gây đột quỵ. Người mắc chứng khó thở nên tìm hiểu khó thở nên làm gì, các phương pháp điều trị và phòng tránh thích hợp để không đẩy bản thân vào tình cảnh nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở, bao gồm: [1] [2]
Người bệnh có thể cảm thấy khó thở khi bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Nghẹt mũi, đau họng, viêm xoang, viêm phổi, nhiều chất nhầy trong mũi,…
Khi bệnh không được điều trị dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi. Người bệnh có thể bị viêm và tích tụ dịch hoặc mủ trong túi khí của phổi hoặc viêm phổi. Chính vì thế, người bệnh không nên xem nhẹ khi bị viêm mũi dị ứng mà cần tích cực khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể khiến cơ thể cảm thấy khó thở
COPD là thuật ngữ dành cho các rối loạn về phổi, bao gồm hen suyễn mạn tính, khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Các triệu chứng COPD có thể trầm trọng hơn vào ban đêm hoặc sau khi vận động mạnh. COPD gây ra một số triệu chứng như: Hụt hơi, đau ngực, ho, mệt mỏi do giảm oxy trong máu,…
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu có thể gia tăng lượng phấn hoa, kéo dài thời gian thụ phấn, tạo điều kiện cho mạt bụi, bào tử nấm mốc phát triển. Hiệu ứng nhà kính có thể gây ra hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – Đây đều là những nguyên nhân gây khó thở. [5]
Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở khi mắc phải các căn bệnh sau: Phù phổi do tim, xơ phổi, tràn khí màng phổi (xẹp phổi), tràn dịch màng phổi, bệnh sacoit, thuyên tắc phổi,… Khi mắc bệnh phổi đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng theo.
Một số loại ung thư phổi và phương pháp điều trị ung thư có thể gây khó thở. Ung thư phổi phát triển sẽ hạn chế luồng không khí hít vào. Trong quá trình điều trị, xạ trị có thể gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi và các tình trạng khác ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Nếu có dị vật mắc kẹt trong cổ họng, ví dụ như một món đồ chơi, một vật dụng không ăn được, một loại đồ ăn kích thước lớn,… thì người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Nếu dị vật không được lấy ra kịp thời người bệnh có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Những người béo phì hoặc thừa cân có thể bị khó thở sau khi vận động quá sức. Mỡ thừa quanh cổ, ngực và bụng có thể gây áp lực lên các cơ xung quanh phổi, khiến việc thở sâu trở nên khó khăn hơn.
Béo phì có thể là nguyên nhân gây khó thở
Khi lo lắng quá mức, người bệnh có thể cảm thấy khó thở. Khi mức độ lo lắng giảm xuống thì hơi thở sẽ trở lại bình thường. Ngoài khó thở, người hay lo lắng sẽ có thêm các triệu chứng như: Nhịp tim tăng cao, mệt mỏi, khó chịu,…
Khi hoảng loạn tột độ, người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở. Họ sẽ cảm thấy đổ mồ hôi, tim đập nhanh bất thường.
Trong quá trình mang thai, thai sẽ sẽ dần to lên và có thể chèn ép vào các cơ và cơ quan xung quanh. Thai nhi sẽ chèn ép lên cơ hoành (cơ nằm dưới phổi giúp con người hít thở sâu) khiến mẹ bầu khó thở sâu.
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu kém khỏe mạnh hơn mức cần thiết , dẫn đến thiếu máu giàu oxy lưu thông. Điều này có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược.
Hen suyễn là một bệnh mạn tính khiến đường hô hấp dẫn đến phổi bị viêm. Cũng như các tình trạng mạn tính khác, bệnh hen suyễn sẽ bùng phát do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ tiến triển nhanh chóng và có một số triệu chứng cảnh báo sớm như nghẹn họng, khó thở và nổi mề đay.
Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến của cơn đau tim. Người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay nếu bị: Khó chịu ở ngực, khó thở, khó chịu ở lưng, hàm, cổ, dạ dày hoặc một hoặc cả hai cánh tay, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn,…
Tùy theo nguyên nhân gây ra khó thở, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau: [1] [2]
Người bệnh cảm thấy khò khè và khó hít thở sâu
Tùy theo nguyên nhân gây khó thở mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bao gồm: [1] [3]
Nếu bệnh nhân bị khó thở do viêm mũi dị ứng, hen suyễn, cảm cúm, phổi tắc nghẽn mạn tính, đau tim,… thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, tránh bệnh phát tác gây khó thở và ảnh hưởng đến tính mạng.
Một trong những nguyên nhân gây khó thở phổ biến tại Việt Nam là viêm mũi dị ứng. Người bệnh nên sử dụng Telfor để điều trị dứt điểm các triệu chứng dị ứng, tránh xảy ra tình trạng khó thở. Telfor là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, được chứng nhận tương đương sinh học với biệt dược gốc, không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và đạt tiêu chuẩn Japan-GMP. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê một trong ba loại thuốc: Telfor 60, Telfor 120, Telfor 180.
Khó thở nên làm gì: Có thể dùng Telfor khi bệnh nhân bị khó thở do dị ứng
Người bệnh có thể cải thiện hơi thở bằng cách luyện tập các bài thở tăng dung tích phổi. Việc tập luyện cần tuân theo hướng dẫn từ chuyên gia sức khỏe. Nên tập thường xuyên và tăng dần khối lượng tập luyện để dung tích phổi được cải thiện dần dần.
Nếu bệnh nhân bị khó thở do có dị vật ở trong cổ họng thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ sẽ lấy dị vật ra nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng khó thở khi ngủ. Lúc này bệnh nhân cần lại điều chỉnh lại tư thế để cơ thể có thể thư giãn và lấy lại nhịp thở bình thường. Một số tư thế người bệnh có thể thực hiện bao gồm: Dựa lưng vào tường, đứng chống hai tay vào bàn để giảm trọng lượng lên chân, ngồi ghế và cúi đầu ra trước,...
Khi bị khó thở, hãy lấy một bát nước nóng rồi nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà, sau đó cúi mặt xuống. Tinh dầu sẽ đi sâu vào mũi, giúp việc điều tiết hơi thở trở nên thông thuận hơn. Nên cúi đầu ở khoảng cách vừa phải để tránh bị bỏng khi xông hơi.
Trường hợp người bệnh bị khó thở do căng thẳng, hoảng loạn thì nên ổn định tinh thần bằng cách thiền định, nghe nhạc thư giãn và nói chuyện với bạn bè. Nếu tình trạng căng thẳng không được cải thiện người bệnh có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn hiệu quả.
Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu tình trạng khó thở kéo dài não sẽ không được cung cấp đủ oxy để hoạt động, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: Tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ,…
Người bệnh có thể thiếu oxy, tổn thương não và đột quỵ
Có nhiều phương pháp để ngăn chặn tình trạng khó thở, bao gồm: [1] [3]
Người bị khó thở nên tập thể dục nhẹ nhàng
Khó thở có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, mỗi người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây khó thở và khó thở nên làm gì. Nếu cảm thấy khó thở, hãy nhờ người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Trong trường hợp người bệnh bị khó thở do bệnh nền như: Hen suyễn, đau tim, viêm mũi dị ứng,... thì nên sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng Telfor để giảm ngay các triệu chứng dị ứng như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi,..., tránh dẫn đến khó thở. Thuốc được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, có tác dụng nhanh và kéo dài nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
Tài liệu tham khảo: