banner shield

Ngứa mắt: 8 nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-3.png

Bạn đang phải chịu đựng cơn ngứa mắt dai dẳng, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tầm nhìn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây ngứa mắt

Tình trạng ngứa mắt có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, như: Dị ứng theo mùa, viêm mi mắt, sử dụng kính áp tròng không phù hợp, nhiễm khuẩn mắt, khô mắt,... Cụ thể nguyên nhân gồm có: [2]

Dị ứng theo mùa

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa mắt vào cùng một khoảng thời gian nhất định trong năm, thì khả năng cao bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng theo mùa do phấn hoa - một tác nhân gây dị ứng phổ biến theo mùa. Bên cạnh ngứa mắt, các triệu chứng dị ứng thường đi kèm gồm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-1.png
Ngứa mắt vì dị ứng theo mùa thường là do phấn hoa có trong không khí

Dị ứng quanh năm

Khác với dị ứng theo mùa, dị ứng quanh năm có thể khiến bạn ngứa mắt liên tục bất kể thời gian nào. Bụi nhà, nấm mốc, lông thú cưng, dung dịch ngâm kính áp tròng, dầu gội và sữa tắm thường là những yếu tố chính gây ra tình trạng này. Nếu bạn đã loại trừ hoàn toàn các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng từ môi trường mà tình trạng ngứa mắt vẫn dai dẳng, hãy thử tạm ngưng sử dụng những sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với vùng mắt để theo dõi thêm.

Bị viêm mi mắt

Viêm mi mắt (Blepharitis) cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị ngứa mắt. Tình trạng này xảy ra là do các tuyến dầu nhỏ ở chân mi bị tắc nghẽn. Trong đó, mắt đỏ, ngứa, thậm chí chảy nước mắt và sưng nhẹ đều là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mi mắt.
Mặc dù, viêm mi mắt thường không làm giảm thị lực ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm mi mắt có thể trở thành mạn tính, dẫn đến viêm kết mạc và các biến chứng nguy hiểm khác. Để giảm viêm và ngăn ngừa các vấn đề về mắt, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-9.jpeg
Bị viêm mi mắt xảy ra do các tuyến dầu nhỏ ở chân mi bị tắc nghẽn

Sử dụng kính áp tròng

Sử dụng kính áp tròng quá lâu hoặc không thay thế kính thường xuyên sẽ làm mắt bị kích ứng, gây ngứa và đỏ mắt. Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, hãy nhớ tháo kính ra vào ban đêm và tuân thủ đúng các bước vệ sinh, bảo quản kính áp tròng cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được các vấn đề về mắt do đeo kính áp tròng, từ đó giúp duy trì một đôi mắt khỏe mạnh.

Nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng mắt do virus, vi khuẩn hoặc nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mắt. Một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất là viêm kết mạc (giãn mô mắt), hay còn được gọi là bệnh “mắt đỏ” do phần tròng trắng của mắt bị đổi sang màu hồng. Bệnh này rất dễ lây lan và thường kèm theo dịch tiết từ mắt bị nhiễm trùng.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-2.png
Bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất là bệnh “mắt đỏ”

Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột cùng với các tác nhân kích thích như khói bụi, khí thải diesel, thậm chí cả nước hoa, có thể gây ngứa mắt cho những người có cơ địa nhạy cảm. Cách phòng ngừa đơn giản nhất là tránh tiếp xúc với những chất gây kích ứng này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước nhỏ mắt dịu nhẹ hoặc chườm mát mắt bằng khăn ẩm để giảm nhanh cảm giác khó chịu.

Mắt bị khô

Nước mắt là một hỗn hợp của nước, dầu và chất nhầy, đóng vai trò giữ ẩm và làm mát mắt. Tuy nhiên, mắt bạn không thể sản xuất đủ nước mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến tình trạng khô và ngứa.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô mắt là do tuổi tác, bởi khi chúng ta già đi, lượng nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ sẽ giảm dần, dẫn đến tình trạng khô mắt. Bên cạnh đó, các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến nước mắt tiết ra ít hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ là khô mắt, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai và thuốc thông mũi.

Mỏi mắt

Mỏi mắt không chỉ gây khó chịu, cộm ngứa mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chính gây mỏi mắt chính là việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, đặc biệt là nhìn vào màn hình máy tính trong điều kiện thiếu sáng. Cũng tương tự, lái xe đường dài, nhất là vào ban đêm hoặc ngày nắng gắt, cũng khiến mắt dễ mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là hãy để cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-6.png
Cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng ngứa mắt do mỏi mắt

2. Cần làm gì khi ngứa mắt?

Bạn có thể thực hiện một số khuyến nghị nhằm giúp giảm nhanh các cảm giác khó chịu khi bị ngứa mắt, như: Không dụi mắt, tránh sử dụng mỹ phẩm bôi gần mắt, nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ có chuyên môn,...

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp vệ sinh mắt và điều trị y tế (nếu cần thiết), việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng ngứa mắt. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ cung cấp cho cơ thể những vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp bảo vệ sức khỏe mắt, tăng cường độ sáng khỏe cho đôi mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt.
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho mắt như thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá,... [1]

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-8.jpg
Telfor là sản phẩm điều trị dị ứng của DHG Pharma

Không dụi mắt

Ngứa mắt tuy gây khó chịu khiến bạn muốn dụi mắt, nhưng việc dụi mắt nhiều lần có thể phản tác dụng, thậm chí gây tổn thương cho mắt, do: [3]

  • Nếu ngứa do dị ứng, dụi mắt sẽ giải phóng nhiều histamin hơn - đây là chất hóa học do cơ thể tiết ra gây ra phản ứng dị ứng, điều này khiến mắt bạn càng ngứa và khó chịu.
  • Dụi mắt quá thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng hình chóp giác mạc (keratoconus), gây mờ, nhòe hình ảnh, song thị và loạn thị.
  • Chạm tay lên mặt, bao gồm cả mắt, sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn, virus.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-4.png
Dụi mắt nhiều lần có thể làm tăng cảm giác ngứa và làm trầy xước giác mạc

Tránh các chất mỹ phẩm bôi gần mắt

Mỹ phẩm, đặc biệt là mascara, kẻ mắt, phấn mắt,... có thể chứa các thành phần gây kích ứng, dẫn đến ngứa rát, sưng đỏ, thậm chí là dị ứng. Do đó, khi bị ngứa mắt, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm trang điểm hoặc tẩy trang nhẹ nhàng cho vùng da quanh mắt. [3]

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa mắt

Để giảm thiểu tình trạng ngứa mắt khó chịu, điều quan trọng là bạn cần xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Một số biện pháp hữu ích mà bạn nên áp dụng: [1]

  • Tránh các tác nhân dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng ngứa mắt do phấn hoa, hãy hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối - thời điểm phấn hoa trong không khí thường cao nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và hóa chất: Khói bụi, hóa chất trong môi trường có thể kích thích mắt gây ngứa rát. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, hãy đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
  • Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Việc nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, điện thoại trong thời gian dài có thể khiến mắt mỏi, khô và ngứa. Hãy cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách nhìn xa hoặc thực hiện các bài tập thư giãn cho mắt.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-3.png
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng giúp giảm tình trạng ngứa mắt hiệu quả

Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt

Mặc dù thuốc nhỏ mắt dễ dàng mua được tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn không nên tự ý sử dụng khi bị ngứa mắt. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt không phù hợp có thể gây ra một số tác hại như: [3]

  • Kích ứng mắt: Một số loại thuốc nhỏ mắt có thể chứa các thành phần gây kích ứng mắt, khiến tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt đã hết hạn hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Thăm khám bác sĩ

Trong nhiều trường hợp, ngứa mắt chỉ là vấn đề tạm thời và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các vấn đề sau đây thì nên đến gặp bác sĩ mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời: [3]

  • Ngứa mắt kèm theo các triệu chứng khác như: Mắt đỏ, đau rát, chảy nước mắt, sưng húp,...
  • Ngứa mắt dai dẳng kéo dài không khỏi.
  • Ngứa mắt kèm theo mờ mắt, nhìn đôi hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Bạn nghi ngờ mình bị dị ứng mắt hoặc các bệnh lý về mắt khác.
    Bác sĩ mắt sẽ kiểm tra tình trạng mắt, tìm ra nguyên nhân gây ngứa và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-5.png
Nên thăm khám bác sĩ khi bị ngứa mắt kèm theo triệu chứng mắt đỏ và đau rát

3. Trị ngứa mắt hiệu quả với Telfor DHG Pharma

Telfor DHG Pharma là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng hiệu quả, với thành phần chính là hoạt chất Fexofenadin đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt do dị ứng,... Chỉ sau vài giờ sử dụng, Telfor mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho đôi mắt của bạn. Ngoài ra, dược phẩm này còn giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.
Hiện nay, Telfor có 3 loại với hàm lượng Fexofenadin được chỉ định cho từng trường hợp khác nhau:

  • Telfor 60mgTelfor 120mg: Dùng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng (hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt) và điều trị các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính (ngứa, nổi mẩn đỏ).
  • Telfor 180mg: Dùng để điều trị triệu chứng của bệnh mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
    Telfor được sản xuất và phân phối trực tiếp bởi công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma), nhà sản xuất dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
    Tuy nhiên, cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Ngoài ra, không sử dụng Telfor DHG Pharma nếu bạn bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

ngua-mat-8-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-khac-phuc-7.png
Telfor DHG Pharma giúp trị tình trạng ngứa mắt hiệu quả

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về tình trạng ngứa mắt, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả. Ngứa mắt có thể do nhiều yếu tố gây ra và xác định đúng nguyên nhân là chìa khóa để điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang bị ngứa mắt kéo dài hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Itchy eyes: https://www.healthdirect.gov.au/itchy-eyes (Ngày truy cập: 28/06/2024)
  2. 8 Causes of Itchy Eyes: https://www.healthline.com/health/eye-health/8-causes-of-itchy-eyes (Ngày truy cập: 28/06/2024)
  3. Itchy Eyes: Causes, Remedies, and Treatment: https://www.verywellhealth.com/itchy-eyes-5116872 (Ngày truy cập: 28/06/2024)
  4. Telfor DHG Pharma: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/ho-hap/search?keyword=telfor&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 28/06/2024)