banner shield

Nhận biết viêm mũi dị ứng khi mang thai: Triệu chứng và cần điều trị ra sao?

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-4.jpg

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là căn bệnh phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Đối với hầu hết bệnh nhân, viêm mũi thai kỳ chỉ là tạm thời và có thể điều trị an toàn và hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến sản phụ viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi thai kỳ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé, nguyên nhân gây ra viêm mũi bao gồm: [1] [2] [3]

Tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Khi tiếp xúc với phấn hoa, bào tử nấm mốc, mạt bụi, thú cưng,… hệ thống miễn dịch có thể xác định các vật thể lạ này là dị nguyên đường hô hấp, từ đó sản sinh ra histamin tạo thành các triệu chứng dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng này thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém như: Mẹ bầu, người già, trẻ nhỏ, người bị bệnh hô hấp,…

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-2.jpg
Tiếp xúc với phấn hoa có thể khiến mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng

Sự thay đổi hormone khi mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nhất định, sự thay đổi này có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng: [2] [3]

  • Có thêm chất lỏng trong cơ thể: Trong thời gian mang thai, cơ thể sẽ tạo ra nhiều máu và chất lỏng hơn. Chúng có thể gây sưng ở nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có khoang mũi. Các mạch máu trong mũi sưng lên do lượng chất lỏng bổ sung này dẫn tới tình trạng nghẹt mũi.
  • Nồng độ estrogen cao hơn: Khi mang thai, nồng độ Estrogen trong cơ thể mẹ sẽ gia tăng, có thể gây ra tắc nghẽn mũi.
  • Tạo ra hormone tăng trưởng: Nhau thai tạo ra một biến thể của hormone tăng trưởng ở người (HGH). Hormone này có thể dẫn đến các triệu chứng viêm mũi.

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-3.jpg
Mẹ bầu có thể bị viêm mũi dị ứng do sự thay đổi hormone

2. Nhận biết viêm mũi dị ứng ở sản phụ với các triệu chứng thường gặp

Khi bị viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như: [1] [4]

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Sổ mũi.
  • Hắt hơi.
  • Ngứa mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Xuất hiện chất nhầy trong cổ họng.
  • Đau hoặc ngứa họng.

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-4.jpg
Nhận biết viêm mũi dị ứng khi mang thai qua dấu hiệu bị sổ mũi

3. Viêm mũi dị ứng khi mang thai ảnh hưởng ra sao?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không đe dọa đến tính mạng của em bé. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe mẹ bầu. Bệnh gây khó ngủ, bất tiện trong hoạt động hàng ngày, giảm khả năng tập trung, dễ cáu gắt,… Khi mẹ bầu có tâm trạng và sức khỏe không tốt thì sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng theo. [1]

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-5.jpg
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ bầu

4. Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai hiệu quả

Khi bị viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể điều trị theo các phương pháp sau: [1] [2] [3]

Sử dụng liệu pháp tự nhiên

Nếu nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là các căn nguyên như: Mạt bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc,… thì mẹ cầu cần hạn chế tiếp xúc với các chất này. Ngoài ra, mẹ bầu nên rửa mũi bằng nước muối để loại bỏ chất gây dị ứng và chất nhầy ra khỏi lỗ mũi.

Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi

Nếu bệnh diễn biến nặng và kéo dài thì mẹ bầu cần sử dụng thuốc để chấm dứt tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, mẹ bầu phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ khi sử dụng thuốc.

Theo kiến nghị từ phía bác sĩ, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc xịt mũi và thuốc kháng histamin đường uống trong thời kỳ mang thai. Việc sử dụng thuốc kháng histamin uống không gây buồn ngủ và an toàn cho phụ nữ mang thai.

Telfor với thành phần hoạt chất là fexofenadin là thuốc kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Đây là sản phẩm điều trị dị ứng do công ty Cổ phần Dược Hậu Giang sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn Japan-GMP. Sau khi dùng thuốc, người bệnh có thể giảm ngay các dấu hiệu viêm mũi dị ứng như: Chảy nước mũi, nghẹt mũi,…

Telfor được chứng nhận tương đương sinh học với biệt dược gốc, bao gồm 3 liều lượng: Telfor 60, Telfor 120, Telfor 180. Thuốc không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và không gây buồn ngủ. Tuy nhiên, bà bầu vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-1.png
Mẹ bầu có thể điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng Telfor

5. Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi mang thai

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp sau: [3] [4]

  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Khi tập thể dục, mẹ bầu sẽ ngủ ngon hơn và thuận lợi trong khâu sinh sản. Mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ,...
  • Rửa mũi thường xuyên: Mẹ bầu nên rửa mũi bằng nước muối loãng hàng ngày để làm sạch chất bẩn, chất nhầy trong mũi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối loãng bằng nước sạch.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy làm độ ẩm có thể làm giảm tình trạng kích ứng mũi, tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, rau quả, cá và vitamin D. Đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao hệ đề kháng. Mẹ bầu có thể tham vấn ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để chọn lựa ra những thực phẩm phù hợp và tốt nhất cho sức khỏe.
  • Tránh các yếu tố gây dị ứng: Mẹ bầu nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA, cây lau nhà ướt hoặc máy quét để tránh làm bụi bay lên. Không nên đi đến tầng hầm, gác xép hoặc những nơi ẩm mốc trong nhà để tránh gặp phải bào tử nấm. Nếu mẹ bầu bị dị ứng phấn hoa thì hãy cố gắng ở trong nhà càng nhiều càng tốt, đeo kính, khẩu trang khi đi ra ngoài. Sau khi về nhà mẹ bầu nên tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo để tránh phấn hoa bám vào người. Trong trường hợp mẹ bầu dị ứng với vật nuôi thì không nên nuôi thú cưng trong giai đoạn mang thai.

nhan-biet-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-trieu-chung-va-can-dieu-tri-ra-sao-6.jpg
Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Nhận biết viêm mũi dị ứng khi mang thai giúp mẹ bầu hạn chế các bất tiện. Lúc này, mẹ bầu có thể đến cơ sở y tế uy tín để nhờ bác sĩ cố vấn về việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được dùng thuốc bừa bãi mà phải nghiêm túc tuân theo chỉ dẫn từ các bác sĩ khi điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Pregnancy rhinitis: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-rhinitis (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  2. Self-Care of Rhinitis During Pregnancy: https://www.uspharmacist.com/article/selfcare-of-rhinitis-during-pregnancy (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  3. Baby (and tissues!) on board: Tips for managing pregnancy rhinitis: https://utswmed.org/medblog/pregnancy-stuffy-nose-rhinitis/#:~:text=Characterized by inflammation and swelling,making it difficult to rest (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  4. Pregnancy and Allergies: https://allergyasthmanetwork.org/allergies/pregnancy-allergies/ (Ngày truy cập: 28/09/2024).