banner shield

Top 5 nhóm thuốc viêm mũi dị ứng phổ biến

thuoc-viem-mui-di-ung-4.jpg

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào những thời điểm giao mùa, do sự thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển,... khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân dị ứng. Sử dụng các loại thuốc viêm mũi dị ứng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh này.

1. Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là một nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách chặn tác dụng của histamin - một chất do cơ thể giải phóng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thuốc có thể được tìm thấy dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, nước uống, thuốc nhỏ mắt,... Khi sử dụng thuốc bạn cũng cần lưu ý: [1]

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
  • Tránh sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc kháng histamin.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
    Liều dùng đối với một số loại thuốc histamin:
    Đối với nhóm azatadine:
  • Người lớn: 1-2 mg/lần. Mỗi ngày dùng 2 lần
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 0,5 mg -1 mg. Mỗi ngày dùng 2 lần
  • Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh đến 4 tuổi: Không nên sử dụng.
    Đối với nhóm cetirizine:
  • Người lớn: 5 đến 10 mg mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 5 đến 10 mg mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: 2,5 mg một lần một ngày, tối đa là 5 mg một lần một ngày hoặc 2,5 mg hai lần một ngày.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh đến 4 tuổi: Không nên sử dụng.
    Đối với nhóm thuốc brompheniramine
    Đối với dạng bào chế uống thông thường (tác dụng ngắn) (viên nang, viên nén hoặc chất lỏng):
  • Người lớn và thanh thiếu niên: 4 mg/lần. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 2 mg/lần. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: 1mg/lần. Mỗi ngày sử dụng 2 lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh đến 4 tuổi: Không nên sử dụng.
    Đối với dạng thuốc tiêm:
  • Người lớn và thanh thiếu niên: 10 mg được tiêm vào cơ, dưới da hoặc vào tĩnh mạch cứ sau 8 đến 12 giờ.
  • Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: 0,06 mg trọng lượng cơ thể được tiêm vào cơ, dưới da hoặc vào tĩnh mạch ba hoặc bốn lần một ngày nếu cần.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh đến 4 tuổi: Không nên sử dụng.
    Đối với nhóm thuốc cetirizine
    Đối với dạng bào chế uống (xi-rô và viên):
  • Người lớn: 5 -10 (mg) mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 5 đến 10 mg mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: 2,5 mg một lần một ngày, tối đa là 5 mg một lần một ngày hoặc 2,5 mg hai lần một ngày.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh đến 4 tuổi: Không nên sử dụng.
    Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo. Bạn nên luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng histamin là thuốc đặc trị trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamin là thuốc đặc trị trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Xem thêm: Uống thuốc dị ứng kéo dài có hại không? Thông tin chi tiết về thuốc

2. Nhóm thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi là loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Thuốc xịt mũi có 3 loại bao gồm thuốc xịt mũi corticosteroid, kháng histamin và thuốc xịt mũi giảm sung huyết. Các loại thuốc xịt mũi đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi sau, nghẹt mũi và hắt hơi. Ưu điểm của dạng xịt mũi này là tác dụng nhanh, thường bắt đầu giảm triệu chứng chỉ trong vài phút sau khi sử dụng.
Thuốc xịt mũi corticosteroid là loại thuốc hoạt động bằng cách giảm viêm trong khoang mũi. Thuốc xịt mũi corticosteroid thường không gây buồn ngủ và có thể được sử dụng lâu dài.
Thuốc dạng xịt chủ yếu tác động trực tiếp lên vị trí cần điều trị, ít bị hấp thụ vào máu nên tương đối an toàn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo không bị các tác dụng phụ nếu có. [4]
Mỗi loại thuốc corticosteroid sẽ có liều dùng khác nhau. Dưới đây là một số liều dùng nhóm thuốc xịt mũi corticosteroid của các nhóm thuốc phổ biến:
Đối với nhóm thuốc beclomethasone:

  • Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Một lần xịt vào hai bên mũi từ 2-4/lần một ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
    Đối với nhóm thuốc budesonide:
  • Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Xịt vào hai bên mũi mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi sáng.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
    Đối với nhóm thuốc dexamethasone:
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2-3 lần/ngày và sử dụng tối đa hai tuần.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 1-2 lần/ngày và sử dụng tối đa hai tuần.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
    Tác dụng phụ thường gặp nhất của Azelastine có trong thuốc xịt mũi là cảm giác khó chịu trong miệng ngay sau khi xịt. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách giữ đầu nghiêng về phía trước trong khi xịt để tránh thuốc chảy xuống họng. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng cần liên hệ ngay với Bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. [2]

Liều dùng nhóm thuốc xịt mũi kháng histamin nhóm thuốc Azelastine:
Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 hoặc 2 lần xịt vào mỗi lỗ mũi. Mỗi lần xịt chứa 137 hoặc 205,5 mcg azelastine.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: xịt 1 lần - 2 lần một ngày. Mỗi lần xịt chứa 137 hoặc 205,5 mcg azelastine.
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: xịt 1 lần vào mỗi bên mũi 2 lần một ngày. Mỗi lần xịt chứa 137 mcg azelastine.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
    Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa:
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 hoặc 2 lần xịt vào hai bên mũi, 2 lần một ngày. Mỗi lần xịt chứa 137 mcg azelastine.
  • Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: xịt 1 lần vào hai bên mũi 2 lần một ngày. Mỗi lần xịt chứa 137 mcg azelastine.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Việc sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
    Liều dùng nhóm thuốc xịt mũi giảm sung huyết:
  • Người lớn: 2-3 lần xịt mỗi bên mũi mỗi ngày, không quá 3 ngày liên tục.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên sử dụng.

thuoc-viem-mui-di-ung-2.jpg
Thuốc xịt mũi giúp làm sạch vi khuẩn, hỗ trợ giảm viêm mũi

Xem thêm: 7 biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

3. Nhóm thuốc vệ sinh mũi

Nước muối có thể được sử dụng riêng cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc đã dùng trước các thuốc khác điều trị viêm mũi dị ứng. Nước muối giúp làm sạch niêm mạc mũi, do đó làm tăng hiệu quả của các thuốc chống viêm mũi dị ứng.
Nước muối sinh lý NaCl 0.9% sẽ giúp loại bỏ nhanh các chất nhầy - nguyên nhân chính gây nghẹt mũi. Đồng thời, các đặc tính sát trùng trong nước muối sẽ làm giảm các triệu chứng viêm. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày có thể làm dịu niêm mạc đường hô hấp và hỗ trợ tăng cường dẫn lưu dịch. Phương pháp này có khả năng cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi. [3]
Nước muối sinh lý:

  • Người lớn: Xịt hoặc nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi, 2-4 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em: Xịt hoặc nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mũi, 2-3 lần mỗi ngày.

thuoc-viem-mui-di-ung-3.jpg
Nhóm thuốc vệ sinh mũi giúp loại bỏ chất nhầy nghẹt ở mũi

4. Nhóm ức chế leukotriene

Thuốc ức chế Leukotriene, còn được gọi là đối kháng thụ thể Leukotriene hoặc chất ức chế tổng hợp Leukotriene, là một nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của Leukotriene hoặc ngăn cơ thể sản xuất ra chúng.
Leukotriene là những chất hóa học trung gian được giải phóng bởi cơ thể khi phản ứng với các chất gây dị ứng. Đây là nhóm hợp chất đóng vai trò quan trọng trong các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và viêm.
Mặc dù thuốc ức chế Leukotriene hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, một số loại thuốc trong nhóm này có thể gây ra tổn thương gan. Do đó, nếu bạn đã đang mắc phải các vấn đề về gan, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Để đảm bảo an toàn cho gan, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu định kỳ trong thời gian bạn sử dụng thuốc ức chế Leukotriene. [5]
Liều dùng thuốc ức chế leukotriene sẽ tuỳ thuộc vào từng nhóm thuốc
Đối với nhóm thuốc Montelukast

  • Người lớn: 10mg trước khi đi ngủ
  • Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi: 5mg trước khi đi ngủ
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: 4mg trước khi đi ngủ

Đối với nhóm thuốc Zafirlukast

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: 20mg 2 lần/ngày
  • Trẻ em từ 7 đến 11 tuổi: 10mg 2 lần/ngày

Đối với nhóm Zileuton:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 600mg 4 lần/ngày.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng.

thuoc-viem-mui-di-ung-4.jpg
Nhóm thuốc ức chế leukotriene hỗ trợ điều trị tình trạng chảy nước mũi

Xem thêm: Chảy nước mũi vàng là gì? Mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị

5. Trị viêm mũi dị ứng với thuốc Telfor DHG Pharma

Telfor là một sản phẩm thuộc nhóm kháng histamine, được sản xuất bởi DHG Pharma, một công ty dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Với 49 năm kinh nghiệm DHG Pharma mang đến cho người dân Việt Nam những sản phẩm dược phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Telfor của DHG Pharma - Thuốc kháng histamine chứa hoạt chất fexofenadin được tin dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Telfor có 3 loại chính: Telfor 60, 120, và 180.
Công dụng nổi bật:

  • Khắc chế hiệu quả hoạt động của histamine: Telfor hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamine - hợp chất gây ra các triệu chứng dị ứng khó chịu như: ngứa, nổi mẩn đỏ, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt,...
  • Giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng: Telfor giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra như: hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm họng, mắt ngứa và chảy nước mắt.
  • Kiểm soát hiệu quả mề đay mạn tính: Telfor hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của mề đay mạn tính như: nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, giúp bạn lấy lại sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Thuốc Telfor 120 hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Thuốc Telfor 120 hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Thuốc Telfor 60mg là thuốc đối kháng histamin, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc Telfor 60mg là thuốc đối kháng histamin, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Một số lưu ý khi sử dụng Telfor:

  • Telfor ít gây buồn ngủ, tuy nhiên bạn cũng nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.
  • Telfor có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc khác. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Telfor 180mg.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng Telfor 180mg.
  • Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng cho người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi (trên 65 tuổi).
  • Không dùng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang dùng Telfor.
    Telfor - Giải pháp hiệu quả giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng và mề đay mạn tính, mang lại cuộc sống thoải mái và tràn đầy năng lượng. Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh và cân nặng của người bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
    Thông tin chi tiết thuốc Telfor DHG Pharma.
    Việc lựa chọn loại thuốc viêm mũi dị ứng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, cơ địa của người bệnh và độ tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em. Đồng thời, kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp phòng ngừa như tránh các tác nhân dị ứng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, giữ ẩm cho mũi,... để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  1. Allergic Rhinitis (Hay Fever): https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8622-allergic-rhinitis-hay-fever (Ngày truy cập: 21/5/2024).
  2. Patient education: Allergic rhinitis (Beyond the Basics): https://www.uptodate.com/contents/allergic-rhinitis-beyond-the-basics/print (Ngày truy cập: 21/5/2024).
  3. Treating allergic rhinitis with saline is effective?: https://www.vinmec.com/en/pharmaceutical-information/use-medicines-safely/treating-allergic-rhinitis-with-saline-is-effective/ (Ngày truy cập: 21/5/2024)
  4. Nasal corticosteroid sprays: https://www.mountsinai.org/health-library/discharge-instructions/nasal-corticosteroid-sprays#:~:text=A nasal corticosteroid spray reduces,lining of the nasal passage (Ngày truy cập: 21/5/2024).
  5. Leukotriene Modifiers: https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/14278-leukotriene-modifiers (Ngày truy cập: 21/5/2024).
  6. Antihistamine (Oral Route, Parenteral Route, Rectal Route):
    https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/antihistamine-oral-route-parenteral-route-rectal-route/proper-use/drg-20070373 (Ngày truy cập: 28/5/2024)
  7. Corticosteroid (Nasal Route): https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/corticosteroid-nasal-route/proper-use/drg-20070513&sa=D&source=docs&ust=1717126287820312&usg=AOvVaw1oWRBfdy0X_r5UD0rBg505 (Ngày truy cập: 28/5/2024)
  8. Leukotriene Inhibitors in the Treatment of Allergy and Asthma: https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2007/0101/p65.html&sa=D&source=docs&ust=1717126287819439&usg=AOvVaw0zG31PiiGfNA_d4WHLZqkt (Ngày truy cập: 28/5/2024)