Dị ứng bụi có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày như: hắt hơi, chảy nước mũi,… Người bệnh có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
1. Dị ứng bụi là gì?
Dị ứng bụi là hiện tượng người bệnh xảy ra các triệu chứng như: Da nổi mẩn, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi,… sau khi tiếp xúc với bụi. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhạy cảm.
Bụi được tạo thành từ nhiều loại hạt khác nhau, bao gồm: Mạt bụi, đất, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc,… Các hạt bụi có kích thước rất nhỏ nên có thể len lỏi vào cơ thể thông qua đường hô hấp, gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng bất thường khác. [1] [3]

Dị ứng bụi là hiện tượng người bệnh bị nổi mẩn và hắt hơi sau khi tiếp xúc với bụi
2. Nguyên nhân gây dị ứng bụi
Dị ứng bụi xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định bụi là một yếu tố nguy hiểm. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi những kẻ xâm lược. Tác dụng phụ của phản ứng này là khi cơ thể xảy ra các triệu chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng và viêm da, nổi mề đay.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng bụi bao gồm: [1] [2]
- Người có người thân bị bệnh dị ứng bụi.
- Người tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
- Người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhạy cảm.
- Người trẻ tuổi có khả năng bị dị ứng cao hơn.
Bụi có thể gây dị ứng cho cơ thể vì bụi bao gồm các thành phần: [3]
- Mạt bụi: Mạt bụi thường tồn tại và phát triển tại những nơi ấm áp, ẩm ướt. Mạt bụi hay xuất hiện trong gối, nệm, thảm và đồ nội thất bọc vải. Chúng bay lơ lửng trong không khí khi có người hút bụi, đi trên thảm hoặc làm xáo trộn giường ngủ. Mạt bụi là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em và rất khó loại bỏ khỏi căn nhà thông qua các phương pháp vệ sinh nhà cửa thông thường.
- Chất thải từ gián: Gián là loài động vật xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau và có sức sống dẻo dai. Chất thải từ gián là thành phần phổ biến của bụi và có thể gây ra dị ứng cho nhiều người.
- Nấm mốc: Nấm mốc là loại nấm tạo ra các bào tử bay lơ lửng trong không khí. Mọi người sẽ bị dị ứng khi hít phải các bào tử này. Nấm mốc xuất hiện ở rất nhiều trên các khúc gỗ, lá rụng, những nơi ẩm ướt ở phòng tắm và nhà bếp.
- Phấn hoa: Phấn hoa đến từ cây, hoa và cỏ dại. Mọi người có thể bị dị ứng với các loại phấn hoa khác nhau, có người bị dị ứng với phấn hoa cây sồi, có người bị dị ứng phấn hoa từ cỏ dại.
- Lông động vật, phân chim: Chất thải và lông của vật nuôi có thể gây dị ứng. Chính vì vậy, mọi người nên cân nhắc trước khi nuôi bất kỳ thú cưng nào.
Bụi được cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy có rất nhiều người bị dị ứng bụi.

Dị ứng bụi xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định bụi là một yếu tố nguy hiểm
3. Triệu chứng khi bị dị ứng bụi
Khi bị dị ứng bụi, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: [1] [2] [3]
- Hắt xì: Khi hắt hơi, cơ thể sẽ tống ra không khí các hạt vật chất, nước bọt và chất nhầy một cách mạnh mẽ. Nhờ vậy, yếu tố gây dị ứng sẽ được tống ra khỏi cơ thể.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Tăng số lượng và lưu lượng chất nhầy là một phần trong cơ chế phòng vệ của cơ để để chống lại các chất kích thích mũi chẳng may hít vào. Khi chất nhầy tiết ra quá nhiều mọi người sẽ bị nghẹt mũi. Khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài thì có thể gây đau đầu.
- Ngứa mũi, miệng và cổ họng: Cơ thể giải phóng ra histamine để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng. Histamine có thể gây ngứa ở mũi, miệng và cổ họng.
- Khó chịu ở mắt: Mắt bị ngứa, đỏ, nóng, chảy nước mắt, đây là tác dụng phụ của histamine.
- Lên cơn hen suyễn: Với những bệnh nhân bị hen suyễn thì bụi sẽ làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh sẽ bị ho, mũi khò khè, hụt hơi.
- Da khó chịu: Da bị đỏ, ngứa, phát ban hoặc viêm da dị ứng.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Người bệnh cảm thấy khó ngủ, tỉnh dậy giữa đêm, gây mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Triệu chứng dị ứng bụi ở trẻ em tương tự với triệu chứng dị ứng ở người lớn. Ngoài ra, các bé có thể bị thêm các triệu chứng như: Nhiễm trùng tai, thở bằng miệng, ngủ kém, mệt mỏi, kém tập trung.

Người bị dị ứng bụi thường hay chảy nước mắt
4. Biến chứng khi bị dị ứng bụi lâu ngày
Nếu không kịp thời điều trị bệnh dị ứng bụi người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như: [2]
Viêm xoang
Tình trạng viêm mãn tính ở mô trong đường mũi do dị ứng với bụi có thể làm tắc nghẽn xoang, các khoang rỗng nối với đường mũi. Những vật cản này có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng xoang (viêm xoang).
Hen suyễn
Dị ứng bụi kéo dài ảnh hưởng nặng nề tới đường hô hấp, gây nên bệnh lý hen suyễn. Khi lên cơn hen suyễn bệnh nhân cần được điều trị y tế ngay lập tức hoặc chăm sóc khẩn cấp.
5. Phương pháp điều trị dị ứng bụi
Để điều trị bụi dứt điểm, nhanh chóng và hiệu quả người bệnh nên sử dụng thuốc tân dược theo kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ. Các loại thuốc điều trị dị ứng bao gồm: [1] [3]
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin là loại thuốc ngăn chặn hoạt động của histamin, một chất hóa học được hệ thống miễn dịch giải phóng khi gặp phải chất gây dị ứng. Histamin gây ra các triệu chứng như: Ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, sưng và viêm. Thuốc kháng histamin đẩy lùi các triệu chứng này bằng cách ngăn chặn histamin liên kết với các thụ thể H1 của nó trên tế bào.

Sử dụng Telfor để điều trị viêm mũi dị ứng do bụi
- Thuốc Corticosteroid: Thuốc tác động lên hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn cơ thể sản xuất các chất gây viêm như prostaglandins, giảm nhanh triệu chứng sưng, đỏ, rát, đau. Thuốc ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng cách làm suy giảm sản xuất các tế bào bạch cầu bảo vệ (tế bào T). Thuốc ngăn chặn hợp chất gây viêm histidine và hạn chế việc tiết chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở và các cơ quan khác.
- Nhóm thuốc có chất ổn định tế bào mast: Chất ổn định tế bào mast hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin từ tế bào mast (tế bào tạo ra và lưu trữ histamin). Chất ổn định tế bào mast có thể được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng nhẹ đến trung bình ở những người bị dị ứng.
- Nhóm thuốc có chất đối kháng thụ thể Leukotrien: Các chất biến đổi Leukotrien ngăn chặn tác dụng của leukotrienes, các hóa chất được tạo ra trong cơ thể để phản ứng với phản ứng dị ứng. Chất đối kháng Leukotriene được dùng để điều trị các triệu chứng hen suyễn và dị ứng mũi.
- Thuốc xịt và nhỏ mũi có tác dụng thông mũi: Trong phản ứng dị ứng, các mô trong mũi có thể bị sưng khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Vết sưng tạo ra dịch và chất nhầy. Mạch máu trong mắt cũng có thể sưng lên, gây ra đỏ. Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách thu hẹp các mô mũi bị sưng và các mạch máu, làm giảm các triệu chứng sưng mũi, nghẹt mũi, tiết dịch nhầy và đỏ.
- Nước muối dùng để xịt và rửa mũi: Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha bằng nước sạch để rửa sạch chất gây dị ứng và chất nhầy dị ứng.
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và theo tờ hướng dẫn có trong hộp thuốc. Thời gian dùng thuốc ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào triệu chứng dị ứng nặng hay nhẹ.

Người bệnh nên sử dụng thuốc tân dược theo kê đơn và hướng dẫn từ bác sĩ
6. Hạn chế dị ứng bụi đơn giản tại nhà
Mọi người có thể đề phòng dị ứng bụi thông qua việc hạn chế tiếp xúc với bụi. Người nhạy cảm với dị nguyên có thể áp dụng các phương pháp dưới đây: [1] [3]
- Giảm thiểu độ ẩm trong nhà: Sử dụng máy hút ẩm, quạt thông gió hoặc điều hòa không khí để giữ độ ẩm trong nhà ở mức từ 30% đến 50%. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng máy đo độ ẩm, sửa chữa tất cả vòi nước bị rò rỉ. Biện pháp này sẽ hạn chế khả năng phát triển của nấm mốc – Thành phần cốt lõi của bụi.
- Làm sạch không khí trong nhà: Sử dụng máy lọc không khí HEPA để tạo bầu không khí trong lành. Ngoài ra, mọi người nên làm sạch các sản phẩm có trong nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
- Giặt rèm, ga trải giường, vỏ gối, đồ chơi nhồi bông: Các món đồ này cần được giặt sạch bằng nước nóng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng vỏ bọc chống dị ứng có khóa kéo, chống mạt, chúng thích hợp cho nệm, lò xo hộp và gối, tránh dị ứng khi sử dụng.
- Cẩn thận khi nuôi thú cưng: Tạo không gian sinh hoạt riêng cho thú cưng, cho thú cưng tắm rửa và tỉa lông thường xuyên để lông thú cưng không bay trong không khí.
- Đeo khẩu trang khi dọn dẹp: Khi dọn dẹp nhà cửa sẽ có rất nhiều bụi bay trong không khí, người bệnh nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với bụi.
- Sử dụng sàn gỗ: Nên sử dụng dàn gỗ thay vì thảm trải sàn, thảm là đồ dùng rất dễ tích tụ bụi.
- Xử lý thực phẩm và rác đúng cách: Nên đậy kín tất cả thực phẩm nếu không có tủ lạnh để bỏ vào. Rác rưởi cần được cho vào thùng rác có nắp đậy, cần vứt rác mỗi ngày.
- Tiêu diệt gián: Cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để gián không có nơi cư trú. Khi nhà xuất hiện gián cần xử lý ngay lập tức bằng các loại thuốc diệt gián hiệu quả và an toàn với sức khỏe.

Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm thiểu bụi
7. Sử dụng Telfor DHG Pharma điều trị dị ứng bụi
Những người bị dị ứng bụi có thể cân nhắc đến việc sử dụng dòng sản phẩm <u>điều trị dị ứng</u> DHG Pharma. Telfor là thuốc điều trị dị ứng được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hộp 2 vỉ x 10 viên, tiện mang theo người để sử dụng khi cần.
Telfor có thành phần chính là hoạt chất fexofenadin. Telfor là thuốc đối kháng histamin, tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, dùng để điều trị dị ứng. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm.
Telfor giúp người bệnh điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Ngoài ra, Telfor còn đẩy lùi các triệu chứng về da như: nổi mề đay, nổi mẩn,… Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có thể sử dụng <u>Telfor 60</u>, <u>Telfor 120</u> hoặc <u>Telfor 180</u>. Chỉ cần uống 1 viên x 1 lần/ngày ở hàm lượng Telfor 120 mg và 180 mg tình trạng dị ứng sẽ được cải thiện đáng kể.

Telfor là thuốc điều trị triệu chứng dị ứng được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang
Không khí trên thế giới ngày càng ô nhiễm, dị ứng bụi là bệnh lý thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc nhạy cảm. Người bệnh nên đề phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế di chuyển đến nơi nhiều khói bụi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ,… Khi bị dị ứng bụi, người bệnh nên điều trị nhanh chóng và kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành viêm xoang hoặc hen suyễn.
Nguồn tham khảo:
- Dust Allergy Symptoms (From Particles or Mites): https://www.verywellhealth.com/dust-allergy-symptoms-7963556 (Ngày truy cập: 30/06/2024).
- Dust mite allergy: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dust-mites/symptoms-causes/syc-20352173 (Ngày truy cập: 30/06/2024).
- Dust Allergies: https://acaai.org/allergies/allergic-conditions/dust-allergies/ (Ngày truy cập: 30/06/2024).
- Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/ho-hap/search?keyword=telfor&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 30/06/2024).