Mưa nắng thất thường, khói bụi và điều hòa được cho là bộ ba mối đe dọa đến sức khỏe của người bệnh viêm mũi dị ứng. Vào những ngày thời tiết thay đổi, kèm theo đó là khói bụi, điều hòa làm cho chứng viêm mũi dị ứng vốn đã là tình trạng dai dẳng, dễ tái phát nay lại càng rầm rộ hơn bao giờ hết. Để giúp người bệnh chấm dứt điểm viêm mũi dị ứng và không còn phải khổ sở vượt qua những ngày giao mùa này, hãy cùng đến với những lời khuyên từ BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước - Trưởng khoa TMH tại bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) dưới đây.
Thời tiết luôn luôn có sự khác biệt giữa ba miền đất nước hiện tại. Trong khi miền Bắc đang bắt đầu chuyển tiết trời se lạnh với cái rét hiển nhiên gõ cửa từng nhà thì miền Nam và miền Trung đang phải vật lộn với cái nắng nóng, oi bức vô cùng. Thưa bác sĩ, vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự tái phát và triệu chứng dồn dập của bệnh viêm mũi dị ứng mỗi khi thời tiết thay đổi như hiện nay ạ?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Miền Nam và miền Trung đang vào mùa nắng nóng như hiện nay, đôi khi còn rải rác những cơn mưa lớn cục bộ ở một số nơi. Trong tình hình thời tiết chuyển biến này lại đang tạo điều kiện cho những hạt bụi li ti và những dị ứng nguyên dễ đang khuếch tán trong không khí hơn.
Bên cạnh đó, thời tiết ở miền Bắc lại đang thường xuyên thay đổi, bắt đầu chuyển biến dần sang tiết trời se lạnh của mùa đông. Với điều kiện thời tiết như thế, việc thay đổi nồng độ của các loại phấn hoa trong không khí cùng với thời tiết se lạnh cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các bào tử nấm mốc và các loại ký sinh trùng gây bệnh phát tán.
Lẽ đó, do sự kết hợp của các yếu tố trên cùng với yếu tố khác như không khí ô nhiễm, sử dụng điều hòa không đúng cách khi mở nhiệt đó quá lạnh, làm không khí quá khô hoặc quá ẩm, điều hòa không được vệ sinh thường xuyên,... đã và đang làm ảnh hưởng đến những yếu tố bảo vệ tại niêm mạc mũi, từ đó, tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập. Dẫn tơi sự khởi phát từng đợt của bệnh viêm mũi dị ứng.
Thưa bác sĩ, vậy bệnh viêm mũi dị ứng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Có thể nói, viêm mũi dị ứng không phải là căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong, tuy nhiên, chúng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như đem lại cho người bệnh nhiều phiền toái. Ở mức độ ít ảnh hưởng, các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi khiến sức khỏe bệnh nhân vô cùng khó chịu.
Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng đó có thể khiến cho bệnh nhân mất ngủ, khó tập trung vào học tập, làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống cũng theo đó mà đi xuống. Tệ hơn thế, những tính chất của niêm mạc mũi làm chúng dễ bị tổn thương hơn do viêm mũi dị ứng thay đổi, tạo điều kiện có các loại vi khuẩn và virus bội nhiễm theo sau xâm nhập vào cơ thể. Viêm mũi dị ứng còn có thể khiến cho các triệu chứng hen của người bệnh tệ hơn trên cơ địa của người có hen đồng mắc.
Thưa bác sĩ, đâu là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý để cảnh báo bệnh viêm mũi dị ứng đang tái phát? Ngoài ra, mỗi đợt tái phát của các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài trong bao lâu?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Những triệu chứng gợi ý xuất hiện ở bệnh viêm mũi dị ứng có thể có là: ngứa ở mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mắt do viêm mũi dị ứng, chảy nước mắt, ngứa ở vòm miệng, ngứa vòm họng,...
Còn nếu có các triệu chứng như những triệu chứng chỉ gặp ở một bên mũi, chảy nước mũi dịch vàng, xanh, đặc dính, chảy máu cam nhiều lần, mất mùi, đau mặt,... thì bạn đều đi gặp bác sĩ để tìm một nguyên nhân khác. Bởi các triệu chứng trên không phải là của bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại: Từng đợt và dai dẳng.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ tùy vào các thể bệnh mà có thể ngắn ngày hay kéo dài trong nhiều ngày.
Đã có những giải pháp nào để điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay thưa bác sĩ? Và đâu là giải pháp thường được lựa chọn đầu tiên khi bị viêm mũi dị ứng để dập tắt các triệu chứng?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Hạn chế sự tiếp xúc giữa các dị nguyên và bệnh nhân là giải pháp lý tưởng cũng như cần thiết nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp này lại rất khó. Bởi các bệnh nhân không thực sự biết rõ họ dị ứng với các yếu tố nào.
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị đa phần hiện nay:
Các thuốc kháng histamine
Kháng histamine thế hệ 2 đường uống như Fexofenadine là lựa chọn tiên quyết hiện nay trong việc chữa viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ vì tính hiệu quả, có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng và an toàn.
Coticoid
Chỉ nên dùng ngắn ngày và trong đợt cấp.
Cromones tại chỗ: Cromoglycate, Nedocromil…
Thuốc thông mũi co mạch:
Kháng cholinergic: Ipratropium xịt mũi.
Kháng leukotriene: Montelukast.
Có thể nói, trong điều trị viêm mũi dị ứng thì thuốc kháng Histamine là một trong những lựa chọn hàng đầu. Hiện nay, trên thị trường cúng có nhiều loại kháng histamine khác nhau. Vậy, người bệnh dựa trên những nguyên tắc nào hay loại nào để sử dụng thuốc kháng histamine có hiệu quả điều trị tối ưu, thưa bác sĩ?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Trong thực tế, 2 nhóm thuốc kháng histamine được sử dụng trong điều trị hiện nay là Kháng thụ thể H1 và Kháng thụ thể H2.
Trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dị ứng, kháng thụ thể H1 là nhóm được sử dụng. Bởi kháng thụ thể H2 thường được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến sự tiết acid dạ dày, nhưng vai trò cũng không nhiều. Do vậy, người ta thường nghĩ đến kháng thụ thể H1 và tác dụng kháng dị ứng của chúng khi nhắc tới nhóm thuốc kháng histamine nói chung.
Theo lịch sử ra đời, nhóm thuốc kháng thụ thể H1 lại được phân chia thành nhiều thế hệ. Về cơ bản, gồm có nhóm thuốc kháng thụ thể H1 thế hệ 1 (hay Kháng Histamine thế hệ 1) và kháng thụ thể H1 thế hệ 2 (hay Kháng histamine thế hệ 2).
Như bác sĩ có nhắc đến fexofenadin là thuốc kháng histamine thế hệ mới. Qua đây cũng nhờ bác sĩ có thể nói cụ thể hơn về ưu điểm, hiệu quả cũng như tính an toàn như thế nào đối với người bệnh viêm mũi dị ứng ạ?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Các loại thuốc histamine thế hệ mới chẳng hạn loại thuốc có chứa thành phần Fexofenadin như Telfor (Telfor 60, Telfor 120, Telfor 180) có tác dụng chọn lọc trên các thụ thể histamin ở ngoại biên, không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, từ đó cũng giúp giảm các triệu chứng dị ứng mà không kèm theo tác dụng an thần hay buồn ngủ ở các liều điều trị. Do vậy, chúng ít gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong đời sống hằng ngày.
Ngoài việc Telfor không gây buồn ngủ, chúng cũng hấp thu tốt khi dùng đường uống, giúp giảm nhanh và có hiệu quả các triệu chứng dị ứng ở mũi và mắt, tác dụng nhanh chóng chỉ trong 1 giờ sau khi uống. Vì vậy, khi muốn tìm cách trị dứt điểm viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ và vừa, chúng là lựa chọn được nhiều bác sĩ tin dùng đầu tiên.
Người bệnh cần ghi nhớ những nguyên tắc nào để có thể giảm bớt nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng và tránh tái phát? Thưa bác sĩ, chúng ta cần trang bị những loại thuốc dị ứng gì để “đón đầu” các triệu chứng?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau để tránh viêm mũi dị ứng tái phát:
Thưa bác sĩ, người bệnh có thể mua thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadin tại các nhà thuốc theo dạng thuốc không cần kê đơn hay phải có bác sĩ kê đơn mới có thể sử dụng ạ?
BS.CK2 Nguyễn Vĩnh Phước trả lời: Theo danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 thì Fexofenadin nằm trong danh mục thuốc không kê đơn. Do đó, người bệnh hoàn toàn không cần sự kê đơn của bác sĩ mà có thể mua tại các nhà thuốc.
Sau khi sử dụng thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng trên hoặc các triệu chứng bất thường khác, hãy ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Sử dụng huốc kháng Histamine dùng thế nào cho đúng cách? Nên dùng khi các triệu chứng mới xuất hiện hay xuất hiện rầm rộ? Nên sử dụng thuốc trong bao lâu?
Bệnh nhân có thể dùng một trong các loại thuốc kháng histamine thế hệ mới khi có một hoặc một vài các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi, chúng có thể chữa ngạt mũi, cảm cúm,... Cần lưu ý cần tuân theo liều và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đối với mỗi loại thuốc. Khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm, nên sử dụng thêm từ 2-3 ngày cho tình trạng dị ứng ổn định thay vì dừng thuốc ngay.
Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến độ tập trung trong công việc, học tập và làm cho họ cảm thấy không tỉnh táo, đây là lo lắng lớn nhất của người bệnh. Vậy, thuốc kháng histamine thế hệ mới như fexofenadin có gây buồn ngủ không? Và nếu có thì làm sao để giúp người bệnh tỉnh táo, thưa bác sĩ?
Với nhóm thuốc kháng histamine thế hệ mới, chúng không qua được hàng rào máu não. Do đó, chỉ tác dụng chọn lọc trên các thụ thể histamine ở ngoại biên, mang lại hiệu quả điều trị các triệu chứng dị ứng mà không gây tác dụng phụ như an thần hay buồn ngủ.
Còn đối với Fexofenadin là thuốc kháng histamine thế hệ 2, đã được nghiên cứu, với liều điều trị, thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, giúp người bệnh có thể an tâm khi vừa có thể điều trị bệnh lại vừa không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc và cuộc sống hàng ngày.