banner shield

Sự nguy hiểm biến chứng viêm mũi dị ứng và cách điều trị kịp thời

su-nguy-hiem-bien-chung-viem-mui-di-ung-va-cach-dieu-tri-kip-thoi-1.jpg

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi các chất gây dị ứng được hít vào cơ thể qua đường mũi hoặc miệng. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể xảy ra nhiều biến chứng viêm mũi dị ứng nguy hiểm, gây hại về lâu về dài.

1. Những biểu hiện thường thấy khi viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm: [1] [2] [5]

  • Hắt hơi.
  • Ngứa mũi.
  • Chảy nước mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Mắt đỏ, ngứa và chảy nước mắt.
  • Ngứa vòm họng.
    Các triệu chứng này tương tự như cảm lạnh, cảm cúm, tuy nhiên, người bị cảm sẽ sốt và đau nhức cơ thể. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm hoặc xuất hiện theo mùa.

su-nguy-hiem-bien-chung-viem-mui-di-ung-va-cach-dieu-tri-kip-thoi-1.jpg
Người bị viêm mũi dị ứng thường bị hắt hơi và chảy nước mũi

2. Biến chứng viêm mũi dị ứng khi không điều trị

Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, hay cáu kỉnh, tập trung kém, khó đi vào giấc ngủ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như: [1]

Polyp mũi

Polyp mũi là những khối u lành tính phát triển trong các khoang nhỏ phía trên và phía sau mũi, trong lớp niêm mạc bên trong mũi hoặc xoang. Viêm mũi lâu ngày sẽ hình thành Polyp. Polyp mũi có hình dạng giống như giọt nước mắt khi phát triển và trông giống như quả nho trên thân cây khi trưởng thành.

Tùy theo từng người bệnh, Polyp mũi có thể có kích thước khác nhau và xuất hiện dưới các màu sắc như: Vàng, xám, hồng. Chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm và thường ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, khứu giác của cả hai lỗ mũi.

Viêm xoang

Viêm xoang là biến chứng thường gặp nhất của viêm mũi dị ứng. Xoang mũi sản xuất ra chất nhầy chảy vào mũi qua các ống nhỏ. Viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi sẽ chặn các ống này, khiến chất nhầy không thể thoát ra ngoài, dẫn đến nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng phổ biến của viêm xoang bao gồm: [1]

  • Mũi bị tắc, khó thở bằng mũi.
  • Sổ mũi.
  • Chất nhầy chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng.
  • Khứu giác, vị giác bị ảnh hưởng.
  • Mặt có cảm giác đầy hoặc căng đau.
  • Ngáy ngủ.
  • Đường thở bị tắc nghẽn khi đang ngủ.

Nhiễm khuẩn tai giữa

Tai giữa là phần tai nằm sau màng nhĩ. Nếu viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến vòi nhĩ (bộ phận nối phía sau mũi và tai giữa) thì chất lỏng có thể tích tụ ở tai giữa và gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu phía sau mũi bị nhiễm khuẩn thì cũng có thể lan đến tai giữa thông qua vòi nhĩ. Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn tai giữa bao gồm: [1]

  • Đau tai.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Mất thính lực nhẹ.

3. Biến chứng viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các biến chứng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Các bệnh nhân sẽ bị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cáu kỉnh, trầm cảm và khó tập trung. Các chuyên gia ước tính viêm mũi dị ứng gây ra hơn bốn triệu ngày nghỉ làm mỗi năm, tức là gần 700 triệu đô la tiền mất năng suất. Bệnh cũng gây ra gần 14,5 tỷ đô la chi phí y tế hàng năm. [5]

su-nguy-hiem-bien-chung-viem-mui-di-ung-va-cach-dieu-tri-kip-thoi-2.jpg
Biến chứng viêm mũi dị ứng ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống

4. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: [1] [2] [4]

Làm sạch đường mũi bằng nước mũi

Người bệnh có thể rửa mũi bằng dung dịch nước mũi để loại bỏ các căn nguyên gây dị ứng ra khỏi mũi, cách thực hiện như sau: [1]

  • Bước 1: Pha dung dịch nước muối.
  • Bước 2: Đổ dung dịch đã pha vào bình xịt.
  • Bước 3: Xịt dung dịch nước muối vào 2 bên mũi để loại bỏ căn nguyên gây dị ứng.

Sử dụng thuốc kháng histamin

Cơ thể giải phóng histamin khi nghĩ rằng nó đang bị tấn công bởi chất gây dị ứng. Thuốc kháng histamin có tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamin, làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Chúng ngăn chặn hoạt động của một chất hóa học gọi là histamin.

Hiện nay, Telfor là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi được các bác sĩ khuyên dùng. Thuốc có thể làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng,… và không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Telfor có 3 loại: Telfor 60, Telfor 120, và Telfor 180, người bệnh nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và đã được chứng nhận tương đương sinh học với biệt dược gốc nên bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng.

su-nguy-hiem-bien-chung-viem-mui-di-ung-va-cach-dieu-tri-kip-thoi-3.png
Telfor là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Sử dụng thuốc Corticosteroid

Nếu triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng hoặc bệnh nhân bị polyp mũi bác sĩ sẽ kê Corticosteroid. Thuốc giúp giảm viêm và sưng vùng mũi, thời gian phát huy tác dụng của Corticosteroid lâu hơn thuốc kháng histamin nhưng tác dụng kéo dài lâu hơn.

Sử dụng thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi, áp lực xoang và sưng hốc mũi. Tuy nhiên, thuốc thông mũi không chứa chất kháng histamin nên không có khả năng giảm một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Sử dụng chất ức chế Leukotrien

Khi các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, chúng kích thích giải phóng các hóa chất như histamin, leukotrien và các hóa chất khác. Thuốc ức chế leukotrien có thể làm giảm các triệu chứng đó bằng cách ngăn chặn tác dụng của leukotrien.

5. Cần làm gì để tránh các biến chứng viêm mũi dị ứng?

Cách tốt nhất để tránh các biến chứng viêm mũi dị ứng là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Tránh tiếp xúc với mạt bụi

Mạt bụi thường xuyên xuất hiện trong nhà, gây dị ứng da và viêm mũi dị ứng. Có thể tránh tiếp xúc với mạt bụi thông qua các phương pháp: [1]

  • Mua vỏ bọc chống dị ứng cho nệm, chăn và gối.
  • Dùng sàn gỗ hoặc sàn vinyl cứng thay vì thảm.
  • Lắp rèm cuốn dễ lau chùi.
  • Thường xuyên giặt hoặc hút bụi đệm, đồ chơi mềm, rèm cửa và đồ nội thất bọc nệm.
  • Sử dụng gối tổng hợp và chăn acrylic thay vì chăn len hoặc lông vũ.
  • Sử dụng máy hút bụi được trang bị bộ lọc không khí hạt hiệu suất cao (HEPA) để loại bỏ nhiều bụi hơn.
  • Sử dụng khăn ẩm sạch để lau bề mặt nội thất trong nhà.

Tránh tiếp xúc với thú cưng

Cách tốt nhất là không nuôi thú cưng trong nhà, nếu vẫn nuôi thì nên áp dụng các biện pháp sau: [1]

  • Không cho thú cưng bước vào phòng ngủ.
  • Quy hoạch không gian sinh hoạt cho thú cưng, không cho thú cưng bước vào nơi có đệm, thảm.
  • Tắm cho thú cưng tối thiểu hai lần một tuần.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ đạc, môi trường sống của thú cưng.

Tránh tiếp xúc với phấn hoa

Mỗi loại thực vật sẽ có thời gian thụ phấn khác nhau trong năm. Có thể tránh tiếp xúc với phấn hoa thông qua các phương pháp như: [1]

  • Theo dõi dự báo thời biết để nắm được lượng phấn hoa ngoài và tránh đi ra ngoài khi lượng phấn hoa quá cao.
  • Không phơi quần áo, chăn màn tại những nơi có lượng phấn hoa cao.
  • Đeo kính râm khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa.
  • Đóng cửa chính và cửa sổ vào buổi sáng và đầu buổi tối bởi đây là thời điểm có nhiều phấn hoa trong không khí nhất.
  • Tắm rửa, gội đầu và thay quần áo sau khi ra ngoài.
  • Tránh đi đến những khu vực có nhiều hoa và cây cỏ như công viên, cánh đồng,…
  • Thường xuyên thuê thợ cắt cỏ ở vườn nhà.

Tránh tiếp xúc với bào tử nấm mốc

Nấm mốc thường phát triển mạnh trên bất kỳ vật chất đang phân hủy nào, bào tử của nấm mốc chính là yếu tố gây dị ứng. Nấm mốc giải phóng bào tử khi nhiệt độ tăng đột ngột trong môi trường ẩm ướt. Có thể hạn chế tiếp xúc với nấm mốc bằng cách: [1]

  • Giữ cho môi trường sống luôn thoáng đãng và khô ráo.
  • Sử dụng quạt thông gió hoặc mở cửa sổ nhưng vẫn đóng cửa bên trong khi tắm hoặc nấu ăn. Điều này giúp cho không khí ẩm ướt không lan tỏa trong nhà.
  • Không phơi quần áo trong nhà, cất quần áo trong tủ ẩm và đóng gói quần áo quá chặt.

su-nguy-hiem-bien-chung-viem-mui-di-ung-va-cach-dieu-tri-kip-thoi-4.jpg
Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế tiếp xúc với căn nguyên gây dị ứng

Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng viêm mũi dị ứng có thể xảy ra và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi bị viêm mũi dị ứng. người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê thuốc phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Allergic rhinitis: https://www2.hse.ie/conditions/allergic-rhinitis/allergic-rhinitis-complications/ (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  2. Allergic rhinitis: https://www.nhs.uk/conditions/allergic-rhinitis/ (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  3. Allergic Rhinitis: https://www.medparkhospital.com/en-US/disease-and-treatment/allergic-rhinitis (Ngày truy cập: 28/09/2024).
  4. Allergic Rhinitis: Complications and Treatment: https://reverehealth.com/live-better/allergic-rhinitis-complications-and-treatment/ (Ngày truy cập: 28/09/2024).