banner shield

Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-2.jpg

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái đã được WHO cảnh báo. Ô nhiễm không khí có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như: Đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh hô hấp cấp tính và mãn tính.

1. Thế nào là ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí là tình trạng không khí thay đổi tính chất lý, hóa vốn có và vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật quy định. Không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và các sinh vật trên trái đất.
Chỉ số chất lượng không khí sẽ được tính theo thang điểm AQI. Có 6 mức thang AQI, tương ứng với các mức chất lượng không khí khác nhau:

  • AQI từ 0 đến 50 (màu xanh): Chất lượng không khí tốt.
  • AQI từ 51 đến 100 (màu vàng): Chất lượng không khí bình thường.
  • AQI từ 101 đến 150 (màu da cam: Chất lượng không khí kém.
  • AQI từ 151 đến 200 (màu đỏ): Chất lượng không khí xấu.
  • AQI từ 201 đến 300 (màu tím): Chất lượng không khí rất xấu.
  • AQI từ 301 đến 500 (màu nâu): Chất lượng không khí nguy hại.
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 6 chất chính gây ô nhiễm không khí:
  • Oxit nitơ (NOx).
  • Oxit lưu huỳnh (SOx).
  • Carbon monoxide (CO).
  • Chì.
  • Ozon tầng mặt đất.
  • Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.
    Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron là đáng quan ngại nhất. Chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. [2]

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-1.jpg
Ô nhiễm không khí gây nguy hại đến sức khỏe

Xem thêm: Viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí gây nguy hại với sức khỏe con người và môi trường sống nói chung.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

  • Theo WHO ô nhiễm không khí có thể phá hủy sức khỏe của con người:
  • Các hạt bụi có đường kính từ 10 micron trở xuống (≤ PM 10) có thể xâm nhập và bám sâu vào bên trong phổi, gây kích ứng, viêm nhiễm và làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
  • Các hạt bụi có đường kính từ 2,5 micron trở xuống (<PM 2,5) có thể xuyên qua hàng rào phổi và xâm nhập vào hệ thống máu. Chúng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan chính của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và hô hấp, ung thư phổi và đột quỵ.
  • Ozone gây ra bệnh hen suyễn hoặc làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
  • Tiếp xúc với nồng độ ozone cao có thể gây đau họng, ho, viêm phổi và tổn thương phổi vĩnh viễn.
  • Tiếp xúc ngắn hạn với không khí ô nhiễm có thể gây ra các triệu chứng: Ho, khó thở, kích ứng mắt, mũi và cổ họng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm có thể gây ra các bệnh lý: Bệnh về đường hô hấp, ung thư, tổn thương hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh.
  • Nitơ dioxide và sulfur dioxide cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn, các triệu chứng phế quản, viêm phổi và giảm chức năng phổi. [1] [2]

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-2.jpg
Tác hại ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người rất nặng nề

Ảnh hưởng đến khí hậu, môi trường

  • Không khí ô nhiễm làm giảm tầm nhìn, cản ánh sáng mặt trời, gây mưa axit và gây hại cho rừng, động vật hoang dã và nông nghiệp.
  • Ô nhiễm không khí gây tổn thương hệ hô hấp và tổn thương hệ thần kinh của động vật.
  • Khí amoniac (NH3) từ nông nghiệp và nitơ dioxide (NO2) từ khí thải ô tô, xe tải và máy bay làm tăng lượng nitơ trong đất. Lượng nitơ quá cao sẽ hạn chế sự phát triển của thực vật, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
  • Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. [1] [2]

Xem thêm: Viêm mũi VA là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả

3. Giải pháp can thiệp để hạn chế sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của không khí ô nhiễm đối với sức khỏe, mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp sau:

Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí có khả năng loại bỏ các hạt bụi mịn, bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Nên sử dụng máy lọc không khí trong nhà và máy lọc không khí trong ô tô để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tránh bị dị ứng.

Sử dụng khẩu trang

Mỗi người nên rèn thói quen khi đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, bụi bẩn. Với khẩu trang y tế, cần thay mới mỗi khi đi ra ngoài, không tái sử dụng nhiều lần. Với khẩu trang vải, cần thay giặt thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, cần phải học cách đeo, tháo và sử dụng khẩu trang đúng cách.

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-3.jpg
Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe

Tránh hoạt động ở những nơi tập trung nhiều khói bụi
Hạn chế không tiếp xúc với không khí ô nhiễm là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Mọi người nên tránh di chuyển đến những nơi tập trung nhiều khói bụi như các nút giao thông cao điểm, nhà máy,…
Nếu chẳng may bị viêm mũi dị ứng do ô nhiễm, bệnh nhân nên uống thuốc để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Hiện nay, công ty Dược Hậu Giang có rất nhiều sản phẩm điều trị dị ứng như Telfor 60, Telfor 120, Telfor 180. Các sản phẩm này chứa fexofenadin nên có khả năng điều trị dị ứng nhanh chóng và hiệu quả.

tac-hai-cua-o-nhiem-khong-khi-4.png
Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm điều trị viêm mũi dị ứng

Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người và môi trường sống rất nặng nề. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe bản thân. Khi bị dị ứng do ô nhiễm không khí thì cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: 7 biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

Nguồn tham khảo:

  1. Effects of Air Pollution: https://scied.ucar.edu/learning-zone/air-quality/effects-air-pollution#:~:text=Effects of Air Pollution 1 Harming Human Health,... 7 Effects of Greenhouse Gas Pollution (Ngày truy cập: 15/06/2024).
  2. How air pollution is destroying our health: https://www.who.int/news-room/spotlight/how-air-pollution-is-destroying-our-health (Ngày truy cập: 15/06/2024).
  3. Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/ho-hap/search?keyword=telfor&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 15/06/2024).