banner shield

Thuốc kháng histamin là gì? Chi tiết về các loại kháng histamin

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin.jpg

Bạn thường xuyên bị ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi, mắt đỏ khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hải sản hay các loại đậu? Có thể bạn đang gặp phải các triệu chứng dị ứng. Trong những trường hợp này, thuốc kháng histamin là một giải pháp hiệu quả giúp kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thuốc kháng histamin, bao gồm các loại thuốc, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ của chúng.

1. Thuốc kháng histamin là gì?

Thuốc kháng histamin là một trong những giải pháp phổ biến giúp làm giảm triệu chứng dị ứng như: Hắt hơi, sổ mũi và ngứa mắt. Ngoài ra, chúng cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề về tiêu hóa. [1][2][3]

Nhiều loại thuốc kháng histamin có thể mua mà không cần đơn (OTC), nhưng cũng có những loại cần có đơn thuốc từ bác sĩ. Những thuốc này thường được tìm thấy trong các sản phẩm thuốc kháng dị ứng.[1][2][3]

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng histamin chủ yếu là ngăn chặn các thụ thể histamin trong cơ thể, đặc biệt là thụ thể H1. Khi có một tác nhân gây dị ứng xâm nhập, cơ thể sẽ sản xuất histamin, gây ra các triệu chứng như: Ngứa, sưng và hắt hơi.

Các tác nhân gây dị ứng có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: [1][2][3]

  • Phấn hoa, bụi, nấm mốc và lông động vật
  • Vết cắn hoặc đốt của côn trùng
  • Một số loại thực phẩm
  • Một số loại thuốc

Nhờ vào khả năng chặn tác động của histamin, thuốc kháng histamin trở thành một giải pháp hiệu quả để kiểm soát những triệu chứng dị ứng khó chịu.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-1.jpg
Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng hắt hơi, sổ mũi ngứa mắt

2. Hiện nay có những loại thuốc kháng histamin nào?

Thuốc kháng histamin H1

Thụ thể H1 có ở nhiều nơi trong cơ thể như trong não, cơ trơn của đường hô hấp và mạch máu. Khi thụ thể H1 bị kích thích, chúng gây ra các triệu chứng dị ứng hắt hơi, sổ mũi hoặc phản ứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, thuốc kháng histamin H1 thường được dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng. [1]

Dưới đây là một số tình trạng phổ biến mà thuốc kháng histamin H1 có thể hỗ trợ điều trị: [1][2]

  • Viêm mũi dị ứng: Giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mũi.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Giảm triệu chứng ngứa, đỏ và chảy nước mắt.
  • Phản ứng dị ứng da: Bao gồm viêm da dị ứng, tình trạng gây phát ban và ngứa.
  • Viêm xoang: Hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do viêm xoang.
  • Nổi mề đay: Giảm ngứa và phát ban do mề đay.
  • Phù mạch: Sưng da thường xảy ra do phản ứng dị ứng.
  • Viêm phế quản: Giúp giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp.
  • Say xe: Giảm các triệu chứng nôn mửa liên quan đến say tàu, xe.
    Ngoài ra, thuốc kháng histamin H1 cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, tuy nhiên đây là cách sử dụng không theo chỉ định.

Có hai nhóm chính trong thuốc kháng histamin H1: [1][2][3]

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: Nhóm thuốc này bao gồm Promethazin, Diphenhydramin và Clorpheniramin. Các loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn vì chúng có khả năng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng buồn ngủ.
  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: Nhóm thuốc này bao gồm Loratadin, Cetirizin và Fexofenadin. Các loại thuốc này an toàn hơn, ít gây buồn ngủ và có ít tương tác với các loại thuốc khác. Chúng vẫn mang lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
    Bạn có thể tham khảo sản phẩm Telfor của DHG Pharma. Telfor có ba dạng Telfor 60, Telfor 120, và Telfor 180 đều có khả năng điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Thuốc cũng giúp kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay tự phát mạn tính và nổi mẩn đỏ.

Sản phẩm chứa thành phần fexofenadin - một loại kháng histamin H1 giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng dị ứng mà không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, tác dụng kéo dài 24 giờ. Telfor được chứng nhận tương đương sinh học với thuốc gốc giúp điều trị hiệu quả, cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, Telfor của DHG Pharma được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Japan-GMP đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-2.png
Telfor DHG Pharma giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng dị ứng

Thuốc kháng histamin H2

Những thuốc này chủ yếu được sử dụng để giảm tiết acid dạ dày, giúp điều trị các vấn đề như: GERD (trào ngược axit mạn tính), viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh loét dạ dày tá tràng. [1][2][3]

Một số loại thuốc kháng histamin H2 phổ biến bao gồm: Ranitidin, Famotidin, Cimetidin, Nizatidin,...[1][2][3]

3. Công dụng của thuốc kháng histamin trong điều trị

Thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng dị ứng và một số bệnh lý khác. Dưới đây là những công dụng phổ biến của thuốc kháng histamin trong điều trị: [1][2][3]

  • Giảm triệu chứng dị ứng: Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng như: Ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi và phát ban. Chúng thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay.
  • Điều trị bệnh hen suyễn: Một số loại thuốc kháng histamin có khả năng giảm viêm và làm giãn các cơ trong phế quản. Nhờ đó, chúng hỗ trợ rất hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Điều trị các bệnh lý về da: Thuốc kháng histamin cũng hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý về da do dị ứng như: Viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, giúp giảm ngứa và khó chịu.
  • Hỗ trợ điều trị buồn nôn và say tàu xe: Một số loại thuốc kháng histamin còn có tác dụng trong việc điều trị buồn nôn, chóng mặt và say tàu xe, nhờ khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương.
  • Hỗ trợ trong điều trị các vấn đề tiêu hóa: Histamin có vai trò trong việc tiết axit dạ dày. Do đó, thuốc kháng histamin còn có thể được sử dụng để điều trị một số vấn đề về tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày hoặc loét dạ dày do dư thừa axit.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-3.jpg
Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng hiệu quả

4. Cách dùng thuốc kháng histamin

Cách dùng thuốc kháng histamin cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:[1][2][3]

  • Dùng theo liều lượng quy định: Thuốc kháng histamin thường được uống theo liều lượng do bác sĩ chỉ định.
  • Thời gian dùng thuốc: Thuốc kháng histamin có thể được dùng vào ban ngày hoặc ban đêm, tùy thuộc vào triệu chứng. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ, nên dùng vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày.
  • Uống với nước: Hầu hết thuốc kháng histamin dạng viên nên được uống với một ly nước đầy. Đối với dạng siro, hãy sử dụng dụng cụ đo liều lượng để lấy đúng lượng thuốc.
  • Thời gian sử dụng: Không nên dùng thuốc kháng histamin trong thời gian dài nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể gây phụ thuộc hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-4.jpg
Thuốc kháng histamin thường được uống theo liều lượng do bác sĩ chỉ định

5. Thuốc kháng histamin có tác dụng phụ không?

Thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của từng người. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp: [1][2][3]

  • Buồn ngủ: Đây là tác dụng phụ phổ biến, đặc biệt với các thuốc kháng histamin thế hệ cũ. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc làm việc cần sự tập trung.
  • Khô miệng, khô mắt: Một số người có thể cảm thấy khô miệng hoặc khô mắt sau khi dùng thuốc, do tác dụng làm giảm tiết dịch của cơ thể.
  • Chóng mặt, mệt mỏi: Thuốc có thể gây cảm giác chóng mặt, hoa mắt, nhất là khi đứng lên nhanh hoặc hoạt động gắng sức.
  • Khó tiểu: Thuốc kháng histamin có thể gây khó tiểu, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người có vấn đề về đường tiết niệu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số người có thể bị buồn nôn, đau bụng hoặc táo bón khi sử dụng thuốc.
  • Tăng nhịp tim: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh hoặc không đều.
  • Kích ứng thần kinh: Ở một số người, đặc biệt là trẻ em, thuốc kháng histamin có thể gây kích thích, khó chịu, mất ngủ thay vì gây buồn ngủ.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-5.jpg
Thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ

6. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng histamin?

Khi sử dụng thuốc kháng histamin, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả: [1][2][3]

  • Không tự ý dùng thuốc: Thuốc kháng histamin cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không nên tự ý dùng, tăng hoặc giảm liều mà không có sự tư vấn y bác sĩ.
  • Tránh dùng chung với các thuốc khác: Một số thuốc kháng histamin có thể tương tác với thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, làm tăng tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị.
  • Thận trọng với lái xe và vận hành máy móc: Một số thuốc kháng histamin, đặc biệt là thế hệ cũ, có thể gây buồn ngủ và mất tập trung. Do đó, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi mới dùng thuốc.
  • Cẩn thận với người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú: Đối tượng này thường nhạy cảm hơn với thuốc kháng histamin và có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng trong thời gian dài: Thuốc kháng histamin không nên được sử dụng liên tục trong thời gian dài nếu không có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Nếu xuất hiện các triệu chứng buồn ngủ quá mức, khô miệng, chóng mặt, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, cần ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Chọn loại thuốc phù hợp: Thuốc kháng histamin có hai thế hệ: thế hệ H1(gây buồn ngủ) và thế hệ H2 (ít buồn ngủ hơn). Việc lựa chọn thuốc phù hợp phụ thuộc vào triệu chứng và nhu cầu điều trị.
  • Dùng thuốc đúng giờ: Để đạt hiệu quả tốt nhất, thuốc cần được dùng đúng giờ và liều lượng quy định, không nên bỏ liều hoặc dùng gấp đôi liều.

thuoc-khang-histamin-la-gi-chi-tiet-ve-cac-loai-khang-histamin-6.jpg
Thuốc kháng histamin cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ

Tóm lại, thuốc kháng histamin hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm triệu chứng dị ứng. Bác sĩ sẽ kê loại phù hợp theo tình trạng cụ thể. Việc dùng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa dị ứng tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Tài liệu tham khảo:

  1. Antihistamines
    https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/antihistamines (Ngày truy cập: 29/9/2024)
  2. Antihistamines
    https://www.nhs.uk/conditions/antihistamines/ (Ngày truy cập: 29/9/2024)
  3. What are antihistamines?
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/antihistamines (Ngày truy cập: 29/9/2024)