banner shield

Thuốc nào hiệu quả và an toàn trong việc điều trị viêm mũi dị ứng?

thuoc-di-ung-telfor.jpg

Ở trẻ em, tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng lên đến 40%, chiếm đa số so với tỷ lệ trong dân số chỉ từ 10 - 30%. Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, điều quan trọng chính là tránh dị ứng nguyên và phải vệ sinh mũi hằng ngày kết hợp dùng thuốc. Sử dụng thuốc đơn thuần hoặc phối hợp còn tùy thuộc và tình trạng khác nhau ở mỗi người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ mới như Fexofenadine có nhiều ưu điểm nổi bật, khá phổ biến hiện nay như có tác dụng nhanh, chỉ sử dụng 1 - 2 lần/ ngày và ít gây buồn ngủ.

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai mũi họng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã có những thông tin chia sẻ trong chương trình đào tạo y khoa liên tục trực tuyến liên quan đến các vấn đề như cách tiếp cận, quản lý cùng với những tiến bộ mới về thuốc kháng viêm, kháng histamin trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng vừa qua. Các thông tin được nêu cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng lên đến 90%

Với các dị ứng nguyên như dị ứng phấn hoa; bụi nhà hay dị ứng lông chó mèo, lông thú cứng,... Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người, việc học tập, làm việc và chi phí y khoa cho điều trị cũng tương đối cao.

Bên cạnh bất cập đó, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân cũng dẫn chứng một nghiên cứu vào năm 2000, phản ánh tỷ lệ ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống của mỗi người là 91,8%. Do đó, chúng đã trở thành nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy các bệnh nhân gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh một cách kịp thời.

“Những triệu chứng của bệnh có thể sẽ dẫn đến những thay đổi về khí sắc trên cơ thể con người, ảnh hưởng giấc ngủ và gây mất tập trung. Thêm đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng trong ngày, làm giảm khả năng tập trung làm việc, gây nghẹt mũi, sổ mũi,... Còn đối với trẻ em, đôi lúc viêm mũi dị ứng sẽ khiến trẻ thay đổi hành vi, thái độ của mình, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi trưởng thành.”

Điều quan ngại chính là tỷ lệ viêm mũi dị ứng lại càng ngày gia tăng. Nếu trong những năm 1926, tỷ lệ lưu hành của viêm mũi dị ứng chỉ chiếm khoảng 0,8% thì con số này đã tăng lên đến 20 - 30% chỉ sau 20 năm.

Khuynh hướng dẫn đến sự gia tăng của tình trạng viêm mũi dị ứng chủ yếu đến từ các nguyên nhân khách quan như các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, do tốc độ công nghiệp hóa ồ ạt hơn cũng như nguyên nhân chủ quan do thói quen sinh hoạt không tốt trong đời sống hiện nay hay sự xuất hiện của những dị ứng nguyên mới.

Tìm hiểu thêm: Thuốc viêm mũi dị ứng có mấy loại? Tác dụng ra sao?

110432-telfor22.jpeg

Triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ thường xuất hiện ở các vùng như Tai mũi họng (ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi), họng (ho, ngứa họng, rát họng), mắt (đỏ mắt, chảy nước mắt, xốn mắt, ngứa mắt).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng viêm mũi dị ứng cũng là một trong những loại biểu hiện của bệnh dị ứng (hay cơ địa Atopy - bệnh nhân dị ứng cơ địa như dị ứng thức ăn cá biển, tôm, cua; trẻ em dị ứng sữa như lác sữa, chàm sữa, bị nổi mề đay). Do đó, người lớn và trẻ em lớn tuổi sẽ có những biểu hiện như triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, phế quản, hen.

Chính vì vậy, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân đã nhấn mạnh, trước khi chữa bệnh, nên khai thác bệnh nhân viêm mũi dị ứng về các triệu chứng của cơ địa dị ứng là dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa, hen phế quản và viêm mũi dị ứng (4 thể điển hình).

2. Làm sao để biết người bệnh viêm mũi dị ứng đang ở giai đoạn nào?

Để trả lời cho câu hỏi trên, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân cho biết, viêm mũi dị ứng được phân thành 4 loại như sau:

  • Viêm mũi dị ứng gián đoạn từng đợt: các triệu chứng xảy ra với thời gian dưới 4 ngày/ tuần.
  • Viêm mũi dị ứng dai dẳng: triệu chứng xảy ra có thời gian hơn 4 ngày/ tuần.
  • Viêm mũi dị ứng nhẹ: các triệu chứng ít hoặc không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
  • Viêm mũi dị ứng trung bình - nặng: các triệu chứng như mất ngủ, sổ mũi, nghẹt mũi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ như hiện nay, đã có những ứng dụng thực tiễn giúp người bệnh có thể tự đánh giá mức độ khó chịu mà bản thân đang chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Thông qua ứng dụng phần mềm này, người bệnh sẽ tự đánh giá bằng thang điểm VAS với mức điểm từ 0 đến 10. PSG Trân đã hướng dẫn đánh giá như sau:

  • 0 - 2: bệnh nhân vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • 3 - 5: bệnh nhân hơi khó chịu.
  • 6 - 8: bệnh nhân khó chịu, có thể kèm theo nghẹt mũi và đau nhức vùng mũi mặt.
  • 9 - 10: bệnh nhân rất khó chịu.

“Đánh giá bằng thang điểm VAS có thể giúp phân tầng điều trị. Bởi, VAS < 5/10 là mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị với một loại thuốc, chẳng hạn chỉ cần sử dụng kháng histamin uống trong 48 - 72 giờ. Còn nếu VAS >= 5/10 là mức độ nặng, người bệnh cần điều trị sớm và phối hợp với nhiều loại thuốc khác nhau.” PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân nói.

Tìm hiểu thêm: Những thuốc dị ứng thời tiết phổ biến hiện nay

143323-anhpots1.jpg

Thêm vào đó, để có thể điều trị viêm mũi dị ứng, cần tránh những dị ứng nguyên, cần rửa mũi bằng nước muối, nước biển sâu phối hợp với sử dụng thuốc. Ở giai đoạn sớm của bệnh, sử dụng các thuốc kháng histamin để giúp ngăn chặn sự phóng thích histamin hoặc các triệu chứng của histamin. Còn ở giai đoạn muộn, cần sử dụng các thuốc kháng viêm khác như corticoid hoặc thuốc bền vững tế bào mast, thuốc đối kháng Leukotriene, thuốc co mạch, thuốc kháng giao cảm. Biện pháp cuối để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng miễn dịch trị liệu.
PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân cũng chia sẻ thêm: “Theo ARIA, trong viêm mũi dị ứng, việc điều trị xuyên suối cần tránh các dị ứng nguyên và điều trị triệu chứng bằng thuốc. Trong đó, biện pháp điều trị xuyên suốt cho tất cả các dạng viêm mũi dị ứng viêm nhẹ đến trung bình - nặng là dùng thuốc kháng histamin”.

3. Loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nào là hiệu quả?

Theo PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân, khi tiến hành so sánh tác động của các nhóm thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng về hiệu quả, kết quả, khi thuốc chống sung huyết chủ yếu chỉ giải quyết được vấn đề sung huyết mũi (tức làm bớt nghẹt mũi, nhưng lại không làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi) thì nhóm thuốc kháng histamin lại hoàn toàn khác. Nhóm thuốc kháng histamin dạng uống hoặc dạng xịt mũi đều sẽ tác động và làm giảm các biểu hiện như chảy nước mũi, sung huyết mũi, sổ mũi hắt hơi, các triệu chứng ngứa và các triệu chứng xảy ra ở mắt một cách dễ nhận thấy.

Như vậy, thuốc kháng histamin uống và thuốc kháng histamin dạng xịt sẽ có những tác động tương đương nhau. Song, về thời gian khởi phát tác dụng, có những khác biệt đáng kể. Thuốc kháng histamin uống có tác dụng nhanh trong vòng khoảng 1 giờ, vì chúng có thể tác động trực tiếp lên pha sớm. Còn kháng histamin dạng xịt có tác dụng nhanh trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, corticoid dạng xịt sẽ có tác động muộn, tác dụng trong khoảng 12 giờ sau khi xịt.

Trước đây, thuốc kháng histamin thế hệ 1 (thế hệ cũ) giúp giảm các triệu chứng một cách có hiệu quả của bệnh viêm mũi dị ứng nhưng lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Tuy nhiên, hiện nay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 (thế hệ mới) đã khắc phục được nhược điểm này. Chúng ít gây buồn ngủ mà vẫn có tác dụng lên trên các triệu chứng giúp chữa ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm và hắt hơi cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bật mí thuốc dị ứng thời tiết cực hiệu quả

153519-telfor65.png

Trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, Fexofenadine (Telfor) được các chuyên gia đánh giá cao. Nguyên nhân các hoạt chất này nhận được sự tín nhiệm? Bởi vì trong một công trình nghiên cứu 2021 về việc so sánh giữa thuốc Fexofenadine với giả dược đã cho thấy rằng: Việc sử dụng Fexofenadine với hàm lượng 180mg có thể giúp giảm rõ rệt các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, viêm mũi chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi,…

Có thể nói, Fexofenadin nhìn chung giúp giải quyết tất cả các dấu hiệu viêm mũi dị ứng mà lại có thể ít gây ra tác dụng phụ buồn ngủ hơn. Thêm nữa, Fexofenadine, cụ thể là Telfor - sản phẩm đạt tiêu chuẩn Nhật Bản JAPAN GMP của công ty dược hàng đầu Việt Nam, DHG Pharma, có nhiều hàm lượng, từ 60, 120 và 180 mg, dễ dàng lựa chọn và sử dụng.

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân chia sẻ thêm: “Đối với thầy thuốc, bác sĩ hay dược sĩ và cả đối với bệnh nhân thì việc lựa chọn loại thuốc để sử dụng là vô cùng quan trọng. Chính vì không những đảm bảo loại thuốc đó phải trị đúng bệnh, dễ tuân thủ điều trị mà còn phải đem lại hiệu quả, điều trị được các triệu chứng một cách an toàn và ít mang lại tác dụng phụ. Chất lượng của thuốc là điều quan trọng nhất. Và cuối cùng, loại thuốc đó phải đảm bảo về mặt kinh tế của mọi người”.

Ngoài ra, chuyên gia còn hướng dẫn thêm rằng để đảm bảo an toàn cũng cần phải xem xét, đánh giá chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn sản xuất kép). Kèm với đó là một số tiêu chuẩn thường gặp như: CGMP (thực hành sản xuất tốt), EU GMP, JAPAN GMP và WHO GMP. Trong đó, JAPAN-GMP là một trong những tiêu chuẩn chất lượng tiên quyết khi quyết định kê thuốc. Trong thực tế, JAPAN-GMP thường yêu cầu về kiểm soát và đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt hơn hẳn so với các nước phương Tây (theo Pacific Bridge Medical - PBM) để có thể đưa ra sản phẩm tốt nhất. Vì thế, trên lý thuyết, JAPAN-GMP tương đương với tiêu chuẩn EU GMP của châu u hay CGMP của Hoa Kỳ.

Như những chia sẻ trên cũng đã nói, PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân nhấn mạnh thêm: “Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể tìm mua những loại thuốc bán không cần kê đơn (OTC) tại các nhà thuốc để mua. Nếu người bệnh cảm thấy cải thiện (dựa trên thang điểm VAS) thì có thể tiếp tục dùng. Còn nếu đã sử dụng các thuốc OTC mà bệnh nhân vẫn không thuyên giảm thì phải tìm đến bác sĩ để được đánh giá lại và điều trị một cách bài bản. Trong trường hợp người bệnh đáp ứng thì tiếp tục điều trị trong vòng 7 đến 14 ngày, nếu không đáp ứng thì cần chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng”.