Viêm mũi dị ứng là tình trạng phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng thường thấy như hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi,... gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Thuốc viêm mũi dị ứng được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vậy thuốc viêm mũi dị ứng có mấy loại, tác dụng ra sao? Cùng Telfor tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên sẽ có 5 triệu chứng thường thấy như:
Xem thêm: Viêm mũi uống thuốc gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?
Có rất nhiều phương pháp điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, tuy nhiên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết là phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định nhất. Dưới đây là 6 loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Thuốc vệ sinh mũi thường được sử dụng là các loại nước muối sinh lý NaCl nồng độ 0,9%. Dung dịch này thường được sử dụng để vệ sinh mũi họng, cải thiện tình trạng khô mũi, giúp làm dịu niêm mạc mũi ở những người bị viêm mũi dị ứng. Có thể nói, thuốc vệ sinh mũi là một trong các loại thuốc viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến.
Đặc biệt, dung dịch này rất an toàn, không gây tác dụng phụ nên có thể sử dụng được cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú, có thai.
Đối với trẻ em khi sử dụng nước muối sinh lý cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Trong các loại thuốc viêm mũi dị ứng không thể không nhắc đến thuốc thông mũi. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế làm co mạch, giảm sưng niêm mạc mũi từ đó giúp người bệnh giảm ngạt mũi nhanh chóng.
Các thuốc thông mũi thường được sản xuất dưới dạng xịt, nhỏ mũi chứa các hoạt chất như pseudoephedrin hoặc phenylpropanolamine.
Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc trong 7 ngày, sử dụng kéo dài có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Điều này sẽ dẫn tới tái phát bệnh và có thể gây viêm mũi dị ứng mãn tính và rất khó điều trị sau này.
Xem thêm: Top 4 thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả nhất hiện nay
Đây là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng. Histamin là chất hóa học gây ra các biểu hiện dị ứng như hắt xì, ngứa mũi, chảy nước mũi,... Thuốc kháng histamin sẽ giúp làm giảm những biểu hiện quá mẫn trên của cơ thể.
Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 thường được dùng trong viêm mũi dị ứng như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin. Tuy nhiên, các thuốc thế hệ 1 thường gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, mắt nhìn mờ,...
Để khắc phục điều đó, các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được ra đời, điển hình như fexofenadine (Telfor), cetirizine, loratadine,... Trong đó, fexofenadine (Telfor) được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Với hiệu quả không gây buồn ngủ, fexofenadine (Telfor) sử dụng được cho những người đang vận hành máy móc, lái xe,... và cả phi công. Đặc biệt, Telfor có 2 hàm lượng 120 mg và 180 mg chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh. Vi thế, Telfor là một trong các loại thuốc viêm mũi dị ứng tốt nhất và có tác dụng điều trị cực kỳ hiệu quả.
Thuốc corticoid dạng xịt chữa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, nghẹt mũi gây mất mùi. Thường sau khoảng 3 ngày sử dụng người bệnh sẽ thấy hiệu quả.
Trong các loại thuốc viêm mũi dị ứng thì thuốc corticoid dạng uống thường ít được sử dụng hơn do các tác dụng phụ mà nó gây ra. Sử dụng liều cao có thể gây ra loét dạ dày, suy tuyến thượng thận, loãng xương,... Đối với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh sử dụng, tuy nhiên không được dùng thuốc quá 7 ngày.
Khi người bệnh xuất hiện tình trạng bội nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Các kháng sinh thường được sử dụng như penicillin, cephalosporin. Cho nên, có thể nói thuốc kháng sinh là một trong các loại thuốc viêm mũi dị ứng.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu trình của bác sĩ để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
Xem thêm: Bật mí thuốc dị ứng thời tiết cực hiệu quả bạn nên biết
Các loại thuốc viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm. Do đó, phòng tránh viêm mũi dị ứng là việc làm hết sức cần thiết. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả:
Thông qua bài viết trên của Telfor có thể thấy rằng tuy không gây nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả người bệnh cần kết hợp giữa sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng và các biện pháp phòng ngừa hợp lý.