Ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi thất thường khiến cho tỉ lệ mắc viêm mũi dị ứng ngày càng tăng cao. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngạt mũi, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây Telfor sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng và cách phòng bệnh hiệu quả.
Viêm mũi dị ứng là phản ứng quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa (dị ứng phấn hoa), lông động vật, bụi,... Thông thường khi gặp phải các tác nhân lạ cơ thể sẽ sản sinh ra các phản ứng bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức gây ra những tổn hại cho cơ thể thì được gọi là dị ứng.
Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, đa số thường gặp ở những người dưới 45 tuổi, độ tuổi 21 - 30 là cao nhất.
Hiện nay, sự biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng khiến cho tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng cũng tăng theo.
Viêm mũi dị ứng tuy là căn bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp như:
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mũi dị ứng. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch của cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó khiến bạn dễ bị viêm mũi dị ứng hơn. Mũi là cơ quan đầu tiên cảm nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi thời tiết. Vì vậy những người bị viêm mũi dị ứng thường được so sánh như “máy dự báo thời tiết”.
Người bị viêm mũi dị ứng thường có phản ứng nhạy cảm hơn so với bình thường. Hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với tác nhân gây dị ứng khiến niêm mạc mũi bị sưng, viêm.
Gia đình có ông bà, cha mẹ bị viêm mũi dị ứng thường di truyền cho con cái thế hệ sau. Viêm mũi dị ứng do di truyền thường khó điều trị hơn các trường hợp viêm mũi dị ứng khác.
Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, phấn hoa, bụi gỗ,... thường có tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn. Những trường hợp này thường được gọi là viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể là do sử dụng một số loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, cá, hải sản,.... Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
Các loại thuốc thường được sử dụng như kháng sinh, thuốc mê, tê,... cũng là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
Một số người bẩm sinh có cấu tạo giải phẫu mũi khác với người bình thường như: Mũi vẹo, có mào vách ngăn,... có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn so với người thường.
Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện giống nhau như:
Chảy nước mũi: Nước mũi dạng lỏng, trong suốt, đôi khi là dạng đặc nhầy, chảy liên tục. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn có thể xuất hiện mủ.
Nghẹt mũi: Đây là biểu hiện điển hình của viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do nước mũi chảy nhiều gây cản trở sự lưu thông không khí trong khoang mũi.
Đau đầu: Người bệnh chảy nước mũi quá nhiều sẽ khó thở, từ đó gây đau đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ, cáu gắt,...
Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm, tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như thoái hóa niêm mạc mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa,... Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể lan xuống phổi gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Nếu nhận thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng diễn ra trong thời gian dài và lặp lại thường xuyên gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh thì cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng.
Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng và phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Các thuốc thường được sử dụng gồm:
Thuốc thông mũi giúp làm co mạch máu, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Thuốc chứa các hoạt chất như phenylpropanolamin và pseudoephedrin thường được sử dụng dưới dạng uống, nhỏ hoặc xịt mũi.
Người bệnh không nên lạm dụng thuốc. Chỉ nên sử dụng thuốc trong tối đa 7 ngày bởi sử dụng lâu ngày sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, khả năng bệnh tái phát cao hơn, dẫn tới viêm mũi dị ứng mạn tính.
Nhóm thuốc kháng histamin giúp giảm các biểu hiện dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi,... khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Một số loại thuốc histamin thường được sử dụng như:
Do các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng là gây buồn ngủ nên hiện nay, các thuốc kháng histamin thế hệ 2 đang dần được sử dụng để thay thế chúng. Trong số đó, thuốc kháng histamin Telfor chứa fexofenadine của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là sản phẩm được các bác sĩ thường xuyên lựa chọn trong điều trị để làm giảm nhanh, hiệu quả các triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi của viêm mũi dị ứng. Telfor là thuốc kháng histamin thế hệ 2 nên không gây buồn ngủ, phù hợp cho nhiều đối tượng như lái xe, vận hành máy móc,...
Telfor sử dụng đường uống, hấp thu nhanh hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng chỉ sau 1 - 2 liều/ngày. Đa dạng hàm lượng từ Telfor 60mg, telfor 120mg và Telfor 180mg rất dễ dàng để lựa chọn và sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt, đối với thuốc fexofenadine 120mg và 180mg chỉ cần sử dụng duy nhất 1 viên/ngày, tác dụng kéo dài, tiện lợi cho người bệnh, đặc biệt là những người hay quên liều.
Thuốc corticoid dạng xịt có tác dụng tại chỗ, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi,...
Khi sử dụng thuốc chứa corticoid người bệnh không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng, vì có thể khiến bệnh dai dẳng mãi không khỏi, gây nhờn thuốc từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh thường được dùng trong trường hợp viêm mũi dị ứng có bội nhiễm vi khuẩn. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng như cephalosporin, penicillin,...
Khi sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc.
Nhìn chung viêm mũi dị ứng là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh nên kết hợp các loại thuốc mà Telfor vừa đề cập trên cùng các biện pháp phòng ngừa.