banner shield

13 mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

13-meo-tri-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua-thumbnail.jpg

1. Không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng để giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố này:

Tác nhân gây dị ứng là phấn hoa

  • Tránh ra ngoài trong mùa có lượng phấn hoa cao hoặc những ngày lộng gió.
  • Đóng kín cửa ra vào, cửa sổ và cửa xe hơi để tránh phấn hoa bay vào nhà hoặc xe ô tô.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với bụi và phấn hoa.
  • Tắm và thay quần áo sau khi ra ngoài để loại bỏ phấn hoa. [1] [3]

Tác nhân gây dị ứng là lông thú cưng

  • Tạo không gian riêng không có thú cưng.
  • Cấm thú cưng vào phòng ngủ hoặc trèo lên giường ngủ.
  • Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên.
  • Cắt tỉa lông thú cưng, nuôi các loại thú cưng không có lông. [1] [3]

Tác nhân gây dị ứng là mạt bụi

  • Sử dụng bộ lọc không khí HEPA trong phòng ngủ, những nơi thường xuyên sinh hoạt trong nhà.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi vệ sinh nhà cửa hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.
  • Sử dụng lớp phủ chống dị ứng trên gối, nệm, ghế sofa.
  • Giặt chăn và ga trải giường trong nước có nhiệt độ từ 54 độ C trở lên.
  • Sử dụng máy hút ẩm hoặc máy điều hòa không khí để giảm độ ẩm trong nhà.
  • Hút bụi hàng tuần bằng máy hút bụi được trang bị bộ lọc HEPA. [1] [3]

Bụi bẩn có thể gây viêm mũi dị ứng
Bụi bẩn có thể gây viêm mũi dị ứng

Xem thêm: Top 5 nhóm thuốc viêm mũi dị ứng phổ biến

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối tại nhà

Người bệnh có thể sử dụng nước muối để làm sạch khoang mũi, loại bỏ dịch mũi và các bụi bẩn tích tục tại niêm mạc. Các bước vệ sinh mũi cần được tiến hành chuẩn y khoa, hạn chế tổn thương niêm mạc hoặc tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây viêm họng. Sau khi được vệ sinh sạch sẽ, tình trạng viêm nhiễm, hắt hơi, ngứa mũi sẽ được cải thiện.

Nước muối có thể làm sạch khoang mũi
Nước muối có thể làm sạch khoang mũi

3. Sử dụng tinh bột nghệ

Nghệ là một loại gia vị có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp giảm viêm niêm mạc mũi và làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Chỉ cần pha một thìa cà phê bột nghệ với nước ấm và uống hàng ngày, người bệnh có thể cải thiện viêm mũi dị ứng. Phương pháp này còn thích hợp với những người bị cảm lạnh thông thường.[1]

Tinh bột nghệ có thể cải thiện viêm mũi dị ứng
Tinh bột nghệ có thể cải thiện viêm mũi dị ứng

4. Bổ sung vitamin C

Vitamin C có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ, ớt chuông, cam, bưởi, chanh,… là một trong những phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà được nhiều người áp dụng.[3]

Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C
Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C

5. Xông mặt

Xông mặt bằng nước ấm nhỏ thêm tinh dầu sẽ giúp người bệnh làm sạch khoang mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi, chảy mũi. Các loại tinh dầu thích hợp để xông mũi bao gồm:

  • Tinh dầu khuynh diệp: Giảm nghẹt mũi, viêm mũi.
  • Tinh dầu bạc hà: Giảm ngứa, giảm kích ứng mũi, thông mũi tự nhiên.
  • Tinh dầu hoa oải hương: Giúp mũi thoải mái, thư giãn tinh thần.
  • Tinh dầu cây trà: Giảm kích ứng và nghẹt mũi.
  • Tinh dầu chanh: Tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm.[1]
    Quá trình xông mặt bao gồm các bước sau:
    Bước 1: Đổ nước nóng vào một chiếc bát to.
    Bước 2: Nhỏ từ 2 đến 3 giọt tinh dầu vào bát nước.
    Bước 3: Người bệnh cúi mặt vào bát nước, dùng khăn trùm qua đầu để tinh dầu theo hơi nước đi vào trong khoang mũi.
    Người bệnh chỉ nên xông mặt trong khoảng 5-10 phút sau đó cần xì sạch mũi. Trẻ em chỉ xông mũi bằng nước nóng, không nên nhỏ thêm tinh dầu.

Xông mặt làm giảm tình trạng nghẹt mũi
Xông mặt làm giảm tình trạng nghẹt mũi

Xem thêm: Triệu chứng khi dị ứng lông mèo và cách điều trị hiệu quả

6. Uống nước gừng ấm

Gừng là loại thảo dược an toàn, có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa và cải thiện tuần hoàn. Gừng hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khi bị nghẹt mũi người bệnh nên uống một tách trà gừng, hít hơi nước bốc ra từ cốc, khoang mũi sẽ dễ chịu hơn.[2]

Uống nước gừng ấm giúp khoang mũi dễ chịu hơn
Uống nước gừng ấm giúp khoang mũi dễ chịu hơn

7. Sử dụng men vi sinh

Những lợi khuẩn có trong men vi sinh có khả năng củng cố và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng. Người bị bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung men vi sinh vào trong bữa ăn hàng ngày. Men vi sinh có nhiều trong thức uống chứa men sống, sữa chua nên dễ tìm mua và sử dụng.

Sữa chua là thực phẩm có lợi cho người bị viêm mũi dị ứng
Sữa chua là thực phẩm có lợi cho người bị viêm mũi dị ứng

8. Sử dụng lá tía tô

Tía tô là thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nghẹt mũi, viêm xoang, hen suyễn dị ứng và kích ứng mắt. Tinh dầu có trong tía tô có tác dụng chống trầm cảm và tăng cường nồng độ serotonin trong não. Khi dùng tía tô người bệnh có thể cải thiện chứng viêm mũi dị ứng, cải thiện tâm trạng, cảm thấy hạnh phúc hơn.[2]

Tía tô là thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nghẹt mũi
Tía tô là thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nghẹt mũi

9. Dùng lá ngải cứu trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Ngải cứu là thảo dược có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, sổ mũi, nghẹt mũi,… Cách dùng lá ngải cứu điều trị viêm mũi dị ứng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100g lá ngải cứu, nước lọc, muối trắng.
  • Bước 2: Rửa sạch ngải cứu, ngâm trong nước muối từ 10 đến 15 phút.
  • Bước 3: Xay nhuyễn ngải cứu bằng máy xay hoặc cối.
  • Bước 4: Lọc phần nước cốt, thêm nước lọc với tỷ lệ 1:1.
  • Bước 5: Uống nước ngải cái từ 1 đến 2 lần/ ngày, uống liên tục trong vòng 1 tuần.

Lá ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm
Lá ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm

10. Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, phù hợp điều trị tại nhà với những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng giai đoạn đầu. Cách sử dụng lá trầu không như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 ít muối.
  • Bước 2: Ngâm lá trầu không trong nước muối loãng, rửa sạch, vớt ra để ráo.
  • Bước 3: Đun sôi lá trầu không với nước.
  • Bước 4: Sử dụng nước lá trầu không để xông mũi 1 lần/ ngày.

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn

11. Lá kinh giới trị viêm mũi dị ứng

Người Việt Nam hay sử dụng kinh giới để ăn sống, tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn hàng ngày. Trong đông y, kinh giới là nguyên liệu của các bài thuốc trị bệnh da liễu, xương khớp, nhức đầu, chữa ho, cảm, viêm mũi dị ứng,…
Người bệnh cần tìm cây kinh giới có hoa, rửa sạch và đun sôi với nước trong khoảng 15 phút. Đối với trẻ con, lá kinh giới có thể cho vào cháo, giúp giải cảm, thông mũi hiệu quả. Đối với người lớn, nước kinh giới có thể sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Lá kinh giới có thể đun nước uống hoặc cho vào cháo
Lá kinh giới có thể đun nước uống hoặc cho vào cháo

12. Sử dụng bạc hà

Bạc hà có đặc tính the mát, giàu hoạt chất menthyl acetate và menthol. Lá bạc hà được dùng nhiều trong nước súc miệng để làm sạch họng, giảm vi khuẩn, virus, thông mũi, đem lại cảm giác sảng khoái tức thì. Cách sử dụng lá bạc hà để trị viêm mũi dị ứng tại nhà như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 lá bạc hà và một ít muối trắng.
  • Bước 2: Ngâm lá bạc hà với nước muối pha loãng, rửa sạch, vớt ra để ráo.
  • Bước 3: Hãm lá bạc hà trong 100ml nước sôi, sử dụng nước bạc hà trong 1 tuần.

Lá bạc hà giúp thông mũi
Lá bạc hà giúp thông mũi

Xem thêm: Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người

13. Dùng Telfor DHG Pharma điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng

Telfor là thuốc kháng histamin được bác sĩ khuyên dùng trong việc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng. Thuốc được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang - công ty dược hàng đầu tại Việt Nam.
Telfor là sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn sản xuất của Nhật Bản Japan GMP.
Thuốc sản xuất dưới dạng vỉ, đóng hộp giấy, nhỏ gọn, tiện mang theo người.
Thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh và hiệu quả ở những bệnh nhân bị dị ứng nhẹ, không gây buồn ngủ.
Telfor có nhiều hàm lượng 60mg, 120mg, 180mg, thích hợp cho nhiều đối tượng người bệnh với mức độ dị ứng khác nhau.

Telfor là thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Telfor là thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Các mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà trên đây sẽ giúp người bệnh cải thiện chứng ngạt mũi, chảy nước mũi,… Nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nguồn tham khảo:
1.Nip It in the Nose: Treating Runny Nose and Sneezing Caused by Allergic Rhinitis in Home: https://www.beckerentandallergy.com/blog/treating-runny-nose-sneezing-allergic-rhinitis (Ngày truy cập: 18/05/2024).
2.6 Herbal Remedies for Allergic Rhinitis: https://www.sinusandallergywellnesscenter.com/blog/allergic-rhinitis-6-herbal-remedies-to-try-sinus-allergy-wellness-clinic (Ngày truy cập: 18/05/2024).
3. Home remedies for allergies: https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-allergies#precautions (Ngày truy cập: 18/05/2024).