Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng trên toàn thế giới dao động từ 10% đến 30% dân số[1]. Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng của bệnh bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,... Cùng tìm hiểu bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là viêm mũi dị ứng?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc mũi do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi và lông động vật,... Các triệu chứng thường gặp bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ho, đau họng,..
Viêm mũi dị ứng khác với viêm mũi do nhiễm trùng nên thường không lây lan. Tỷ lệ mắc bệnh có thể thay đổi tùy theo khu vực địa lý, điều kiện môi trường và nhiều yếu tố khác. Ví dụ, ở các nước phát triển, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng cao hơn do mức độ ô nhiễm môi trường cao hơn và lối sống ít vận động hơn. [2]

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus
Xem thêm: Nguyên nhân gây ngứa mũi và gợi ý 7 mẹo trị dứt điểm
2. Viêm mũi dị ứng có mấy loại?
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 10-25% người lớn và 42% dân số trẻ em Việt Nam.[3] Hiện nay có khoảng 3 loại viêm mũi dị ứng thường gặp:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa
Triệu chứng chỉ xuất hiện vào một số thời điểm nhất định trong năm, thường là khi có sự thay đổi về mùa hoặc khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao. Thông thường, người bệnh dễ mắc phải viêm mũi dị ứng vào mùa xuân hoặc mùa hè, bởi đây là thời điểm không khí có nhiều phấn hoa. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông do các tác nhân dị ứng khác như nấm mốc hoặc bụi nhà.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm (mạn tính):
Triệu chứng xuất hiện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa, có thể kéo dài liên tục hoặc xuất hiện theo đợt. Nguyên nhân gây bệnh là do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng quanh năm như bụi nhà, mạt nhà, lông động vật và nấm mốc.
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp là tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc mũi do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng có trong môi trường làm việc. Các chất gây dị ứng này có thể làm trong môi trường có bụi gỗ, bụi bông vải, bụi kim loại, bụi khoáng sản, dung môi, sơn, chất tẩy rửa, lông động vật, nấm mốc, côn trùng,... [4]

Môi trường làm việc cũng gây ảnh hưởng đến mũi và gây nên dị ứng
3. Nguyên nhân khiến viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất kích thích trong không khí. Các chất gây kích ứng (chất gây dị ứng) là những hạt bụi nhỏ nên bạn có thể dễ dàng hít qua mũi hoặc miệng, gây ra tình trạng ngứa mũi, hắt hơi.
Đối với hầu hết mọi người, các chất gây dị ứng này không gây hại. Tuy nhiên, ở những người bị viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn rằng đây là các tác nhân nguy hiểm và "tấn công" chúng bằng cách giải phóng hóa chất histamin vào máu. Khi histamin hoạt động sẽ khiến cho niêm mạc ở mũi, mắt và cổ họng bị viêm và ngứa, đồng thời kích thích cơ thể đẩy các chất gây dị ứng ra ngoài.
Dưới đây là những tác nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng, bao gồm:
- Mạt bụi: Những sinh vật nhỏ bé này sinh sống trong thảm, rèm cửa, giường và đồ nội thất.
- Phấn hoa: Phấn hoa từ cây, cỏ và cỏ dại là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Lông động vật: Lông thú cưng, đặc biệt là những mảnh da chết nhỏ, có thể kích thích hệ thống miễn dịch của người nhạy cảm.
- Bào tử nấm mốc: Nấm mốc phát triển trong môi trường ẩm ướt và sinh sản ra bào tử, bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào cơ thể.
- Gián: Nước bọt và chất thải của gián cũng có thể gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Ngoài ra, dị ứng thực phẩm cũng có thể gây viêm mũi và cổ họng. [5]

Có nhiều yếu tố gây ra viêm mũi dị ứng bao gồm tiền sử gia đình, sinh sống trong môi trường ô nhiễm,...
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm mũi mãn tính, mức độ nguy hiểm và điều trị
4. Đối tượng nào dễ bị viêm mũi dị ứng?
Viêm mũi dị ứng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác:
- Người mắc bệnh hen suyễn hoặc chàm: Nguy cơ phát triển viêm mũi dị ứng ở những người này cao hơn nhiều so với người bình thường.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh.
Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các triệu chứng thường nặng nhất ở trẻ em và những người trong độ tuổi 30 và 40. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. [6]

Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng
5. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến
Viêm mũi dị ứng tuy khó chịu nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến: [7]
- Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc kháng histamin (theo chỉ định của bác sĩ) giúp giảm thiểu các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Loại thuốc tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến gồm có Telfor 120, Telfor 180 và Telfor 60. Telfor là loại thuốc chứa thành phần hoạt chất fexofenadin, là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Thuốc không gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến thần kinh trung ương ở liều điều trị. Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng cho người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi (trên 65 tuổi) do thường có suy giảm sinh lý chức năng thận.
- Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi: Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi Corticosteroid (theo chỉ định của bác sĩ) có tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng khác trong thời gian ngắn.

Sử dụng thuốc nhỏ mũi hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
6. Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng đơn giản
Viêm mũi dị ứng, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng khó chịu bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. [8]
- Đóng cửa sổ trong nhà và ô tô của bạn vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu khi lượng phấn hoa cao hơn.
- Tránh xa những nơi có nhiều cây cối, sử dụng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí dạng hạt để kiểm soát dị ứng trong nhà.
- Giặt tấm trải giường, chăn mền bằng nước nóng trên 55 độ C, đeo khẩu trang khi làm việc nếu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc.
- Rửa mũi bằng dung dịch muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và các chất gây dị ứng ra khỏi khoang mũi, mang lại cảm giác thông thoáng và dễ chịu. Nên thực hiện việc rửa mũi ít nhất 1-2 lần mỗi ngày.
- Đội mũ và đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa khi bạn ra ngoài. Thay quần áo ngay khi vào nhà.
- Máy tạo độ ẩm giúp giữ ẩm cho không khí, giảm kích ứng niêm mạc mũi. Nên sử dụng máy tạo độ ẩm vào mùa hanh khô hoặc trong môi trường có điều hòa.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, A, E, omega-3.
- Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.
- Giảm căng thẳng bằng các phương pháp như yoga, thiền định.

Ngủ đủ giấc giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mũi dị ứng
Xem thêm: 3 cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và phòng ngừa bệnh
7. Điều trị viêm mũi dị ứng với thuốc Telfor DHG Pharma
Telfor là một sản phẩm thuộc nhóm thuốc kháng histamine, được sản xuất bởi DHG Pharma, một công ty dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Với 50 năm hoạt động, DHG Pharma đã khẳng định vị thế của mình là nhà cung cấp các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao, hiệu quả và an toàn cho người dân Việt Nam.
Telfor của DHG Pharma là thuốc chứa hoạt chất fexofenadin, thuộc nhóm thuốc đối kháng histamin H1 chọn lọc. Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân.
Công dụng:
- Fexofenadin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamine, một chất do cơ thể giải phóng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Histamine gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, chảy nước mũi và hắt hơi.
- Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt.
- Điều trị các triệu chứng của mày đay mạn tính không rõ nguyên nhân ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
**Liều dùng: **
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên Telfor 180mg mỗi ngày, một lần mỗi ngày. Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh và cân nặng của bạn. Nên uống Telfor với một ly nước đầy. Không nhai hoặc nghiền viên thuốc. Nên uống Telfor vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Telfor ít gây buồn ngủ, tuy nhiên bạn cũng nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.
- Telfor có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc khác. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Telfor 180mg.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng Telfor.
- Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng cho người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Không dùng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang dùng Telfor.

Thuốc Telfor 180mg là thuốc đối kháng histamin, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Xem thêm về thuốc Telfor DHG Pharma.
Viêm ứng dị ứng là bệnh lý lành tính có thể chữa trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần phải có biện pháp phòng tránh đúng cách. Nếu có những biện chứng nguy hiểm nào cần đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: