banner shield

Viêm mũi mãn tính: Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị

viem-mui-man-tinh-keo-dai-it-nhat-12-tuan.jpg

Viêm mũi là bệnh lý không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biết nếu các triệu chứng viêm kéo dài dai dẳng, rất có thể bạn đã gặp tình trạng viêm mũi mãn tính. Để nhận viết và xử trí viêm mũi mãn tính hiệu quả, hãy cùng Telfor tìm hiểu bài viết dưới đây.

Dấu hiệu viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài trong niêm mạc mũi, thường kéo dài ít nhất 12 tuần. Nó khác với viêm mũi cấp tính thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc tối đa 4 tuần là khỏi.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu viêm mũi mạn tính là:

  • Ngạt mũi và sưng niêm mạc mũi, khiến cho việc hô hấp qua đường mũi trở nên khó khăn.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi chảy nhiều, có thể thay đổi màu sắc từ nhạt sang đậm, từ trong suốt sang đục dần. Một số trường hợp nước mũi chảy xuống họng gây ra ho và hắt hơi liên tục.
  • Ngứa mũi và họng: Khiến người bệnh khó chịu, muốn hắt hơi hoặc muốn dùng tay sờ gãi.
  • Ho: Xảy ra khi nước mũi và dịch tiết từ mũi chảy xuống họng (chảy nước mũi trong), hoặc do viêm nhiễm đã lan từ mũi xuống phần họng dưới.
  • Tai bít tắc và giảm khứu giác: Viêm mũi mãn tính có thể làm cho ống tai Eustachian bị tắc nghẽn, dẫn đến cảm giác tai bị đầy và nghẹn lại.
  • Ngoài ra, khứu giác của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng khi tình trạng sưng viêm mũi kéo dài triền miên.
  • Mệt mỏi và khó tập trung: Do tình trạng viêm kéo dài gây mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người bệnh.
  • Xoang và đau đầu: Một số người có thể phát triển viêm xoang hoặc đau đầu do viêm mũi mãn tính lan đến các vùng xung quanh.

Nếu có những triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và tư vấn điều trị phù hợp.

Viêm mũi mãn tính có dấu hiệu ho, chảy nước mũi và ngạt mũi
Viêm mũi mãn tính có dấu hiệu ho, chảy nước mũi và ngạt mũi

Xem thêm: 15 cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết

Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi mãn tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng kéo dài liên tục lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa và sưng viêm làm cản trở hô hấp qua mũi, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và cả khả năng tập trung trí óc.

Bên cạnh đó, viêm mũi mãn tính có thể dẫn đến một số hậu quả khó lường nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách:

  • Viêm xoang: Nếu viêm mũi mãn tính lan sang các vùng xung quanh như xoang mũi thì có thể gây ra viêm xoang. Viêm xoang có thể gây đau đầu, áp lực trong vùng hốc mắt và mũi. Đồng thời viêm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh càng diễn biến nặng hơn.
  • Polyp mũi: Xuất hiện khối u ở niêm mạc mũi, tạo vật cản chặn đường thông khí qua mũi, khiến người bệnh khó thở.
  • Viêm nhiễm tại đường hô hấp dưới: Do dịch nhầy ở mũi và tác nhân viêm mũi lan xuống họng và dưới họng, gây nên viêm họng và ho.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Triệu chứng của viêm mũi mãn tính có thể gây ra mệt mỏi, khó ngủ và giảm khả năng tập trung. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến người bệnh lo âu và căng thẳng.

Do các nguyên nhân này, người bệnh viêm mũi mãn tính rất cần được theo dõi và điều trị đúng cách để đẩy lùi triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.

Viêm mũi mãn tính có thể tiến triển thành viêm xoang
Viêm mũi mãn tính không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây bất tiện

Cách điều trị viêm mũi mãn tính

Viêm mũi mãn tính được điều trị dựa trên nguyên tắc kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Các biện pháp cụ thể như sau:

Thay đổi lối sống

Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa và điều trị viêm mũi mãn tính là tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng hay có khả năng kích hoạt phản ứng viêm. Nhìn chung, không phải yếu tố nào cũng có thể cách ly hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể giảm thiểu tối đa mức độ phơi nhiễm bằng việc áp dụng các mẹo sau:

  • Đóng kín cửa vào những ngày có lưu lượng phấn hoa cao.
  • Đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa.
  • Sử dụng máy lọc không khí & máy hút bụi có bộ lọc HEPA.
  • Định kỳ thay bộ lọc máy sưởi và máy điều hòa không khí.
  • Thay giặt chăn ga gối đệm thường xuyên.
  • Tắm và chải lông cho thú cưng thường xuyên.
  • Tránh hít khói thuốc lá thụ động.

Dùng máy lọc không khí có màng lọc HEPA giúp hạn chế viêm mũi
Thay đổi lối sống và sinh hoạt để điều trị viêm mũi mãn tính

Dùng thuốc điều trị

Viêm mũi mãn tính thường được điều trị bằng cả thuốc uống và xịt mũi/ nhỏ mũi. Các nhóm thuốc phổ biến nhất là:

  • Thuốc kháng histamine:
    Giúp ngăn cản hoạt động của histamin - chất trung gian hóa học có vai trò chủ chốt trong việc phát động các phản ứng của dị ứng. Nhờ vậy, các thuốc này có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi ngay lập viêm mũi mạn tính tức và trở thành lựa chọn đầu tay trong điều trị do dị ứng.
    Ngoài ra, thuốc kháng histamin đường uống liều thấp cũng có thể được dùng hàng ngày trong mùa dị ứng để giảm tính nhạy cảm của người bệnh với các chất gây dị ứng trong không khí. Hiện nay, các thuốc kháng histamin thông dụng nhất là nhóm thuốc thế hệ 2, đại diện là fexofenadine (Telfor).
    Telfor là thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng đến từ Dược Hậu Giang - nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Ngay từ khi ra mắt, Telfor đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia y tế nhờ những ưu điểm nổi bật như:
    Chứa hoạt chất fexofenadine thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2, cho hiệu quả nhanh và mạnh với viêm mũi. Đồng thời Telfor còn khắc phục được nhược điểm là gây buồn ngủ, mệt mỏi của các thuốc cùng nhóm.
    Tác dụng nhanh - mạnh vượt trội đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Telfor giúp đẩy lùi triệu chứng viêm chỉ sau vài lần sử dụng.
    Dây chuyền sản xuất chuẩn GMP Nhật Bản, đảm bảo mang đến sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý, thích hợp sử dụng thường xuyên.
    Đa dạng hàm lượng: 60mg, 120mg, 180mg; giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại phù hợp nhất. Đặc biệt, các dạng Telfor 120Telfor 180 chỉ cần dùng 1 viên/ngày nên cực kỳ tiện dụng với người bận rộn, cần tập trung hoặc dễ quên liều.

Telfor là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được chuyên gia y tế khuyên dùng
Telfor 180 là thuốc trị triệu chứng mề đay

Telfor đã khẳng định được hiệu quả qua thực tế sử dụng của hàng ngàn người bệnh viêm mũi mạn tính, từ đó ngày càng khẳng định vị thế top đầu trong điều trị các bệnh dị ứng.

  • Thuốc thông mũi: Giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi, từ đó giảm nghẹt mũi. Các thuốc này thường được kết hợp với thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng viêm mũi VA kéo dài. Đại diện của nhóm này là phenylephrine hydrochloride hoặc pseudoephedrine.
  • Corticosteroids dạng xịt mũi: Giúp giảm viêm nhiễm và sưng niêm mạc mũi, từ đó cải thiện nhanh các triệu chứng ngạt mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Trong những trường hợp viêm mũi mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc corticosteroids dạng uống hoặc tiêm để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroids dạng này cần được giám sát và theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa tác dụng phụ.

Xem thêm: Các loại thuốc dị ứng hiệu quả được sử dụng phổ biến trong điều trị

Phẫu thuật điều trị viêm mũi mãn tính

Nếu nguyên nhân viêm mũi mãn tính là do bất thường cấu trúc mũi - xoang, như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi, người bệnh sẽ cần phẫu thuật để điều trị. Các chuyên gia y tế khuyến cáo đây là lựa chọn điều trị cuối cùng, khi các biện pháp khác đều đã được áp dụng mà không mang lại hiệu quả.

Viêm mũi mạn tính có thể cải thiện nhanh và hạn chế tái lại nếu người bệnh điều trị đúng cách. Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như Telfor đã được chứng nhận là giải pháp xử trí viêm mũi mãn tính hiệu quả - an toàn và có giá thành phù hợp để dùng thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây viêm để ngừa bệnh tái phát.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: