Viêm mũi VA là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hô hấp của trẻ. Viêm mũi VA nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Vậy viêm mũi VA là gì? Nhận biết và điều trị như nào hiệu quả? Cùng Telfor tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm mũi VA là gì?
VA là tổ chức lympho tương tự như amidan, nằm ở sau mũi và trên lưỡi gà là vùng khó quan sát. VA chứa rất nhiều tế bào bạch cầu giúp nhận diện và tiêu diệt các vi khuẩn, virus tấn công qua đường mũi họng.
VA là 1 phần của vòng bạch huyết, phát triển mạnh ở những năm tháng đầu đời và thoái triển từ 5 - 6 tuổi trở đi.
Viêm mũi VA là tình trạng tổ chức lympho vòm mũi họng bị viêm và quá phát dẫn tới hình thành các khối sùi vòm họng kích thước lớn gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp. Viêm mũi VA thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ và hiếm khi gặp ở người lớn.
Nguyên nhân gây viêm mũi VA là do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Virus, vi khuẩn tấn công khiến sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập và sinh sôi trong cơ thể. Lúc này VA trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Nhận biết viêm mũi VA như thế nào?
Viêm mũi VA được chia làm 2 loại là viêm mũi VA cấp tính và viêm mũi VA mạn tính. Với mỗi loại sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Viêm mũi VA cấp tính
Viêm mũi VA cấp tính thường gặp ở trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi cho đến 3 - 4 tuổi. Các dấu hiệu thường thấy như:
- Sốt đột ngột: Trẻ thường bị sốt từ 38 - 39 độ thậm chí sốt cao lên tới 40 độ. Tuy nhiên bố mẹ thường chủ quan nghĩ rằng bé chỉ bị sốt thông thường chứ không phải mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp.
- Ngạt mũi: Khi bị viêm mũi VA các dịch nhầy trong mũi tăng lên gây ra tình trạng ngạt mũi. Ban đầu sẽ ngạt 1 bên sau đó lan dần sang bên còn lại. Trẻ sẽ phải dùng miệng để thở khiến bé khó chịu, quấy khóc, khó thở,...
- Ho: Triệu chứng ho thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ho như: thở bằng miệng khiến cho miệng bị khô, viêm họng, dịch nhầy chảy từ vòm mũi họng xuống mang theo vi khuẩn gây ra viêm họng.
- Chảy nước mũi: Viêm mũi VA cấp tính gây tăng tiết dịch nhầy, dịch nhầy có màu trắng trong sau đó đục dần. Dịch nhầy chảy ra phía trước mũi sau đó xuống dưới họng.
- Nghe kém: Viêm mũi VA cấp tính ảnh hưởng tới thính giác của trẻ, khiến trẻ nghe kém hơn, lơ đễnh.
- Triệu chứng khác: Một số dấu hiệu thường thấy khác như quấy khóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy,...
Viêm mũi VA mạn tính.
Viêm mũi VA cấp tính nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn tới tình trạng viêm mũi VA mạn tính. Triệu chứng đặc trưng của viêm mũi VA mạn tính là chảy nước mũi, ngạt mũi.
- Chảy nước mũi kéo dài, dịch mũi trong và nhầy hoặc có mủ vàng, xanh kèm theo mùi hôi tanh.
- Tần suất ngạt mũi tăng lên, có thể bị ngạt mũi cả ngày. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc bằng giọng mũi.
- Trẻ thường bị giật mình khi ngủ.
- Nếu tình trạng viêm kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy não và xảy ra các biểu hiện nặng như:
- Chậm phát triển về thể chất và tinh thần, trẻ chậm chạp, kém hoạt bát hơn.
- Trẻ bị khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ không sâu giấc. Nặng hơn có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.
- Rối loạn phát triển xương mặt: Trẻ thường xuyên phải thở bằng miệng dẫn tới chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt. Mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng là những dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị viêm VA.
Viêm mũi VA có nguy hiểm không?
- Viêm mũi VA là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm đường hô hấp: Mủ do viêm VA có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản hoặc viêm phổi rất nguy hiểm.
- Viêm tai giữa: Vi khuẩn gây viêm VA có thể di chuyển lên tai giữa thông qua vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp.
- Viêm mũi xoang cấp: Mủ chảy vào hốc mũi, đọng ở sàn mũi và khe mũi khiến niêm mạc mũi phù nề, khiến các lỗ thông xoang bị bít tắc dẫn tới viêm mũi xoang.

- Viêm tai giữa ứ dịch: Viêm mũi VA quá phát sẽ khiến vòi nhĩ bị tắc, không khí không lên được tai, làm giảm áp lực trong hòm tai dẫn tới tăng tiết dịch trong hòm tai. Bệnh tiến triển âm thầm, không gây đau, chỉ bị ù tai do đó không dễ phát hiện, gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ.
- Nếu VA sưng quá to sẽ khiến tắc nghẽn hô hấp, gây nên tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ.
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm người bệnh cần kết hợp giữa các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.
Cách điều trị viêm mũi VA hiện nay
Hiện nay, để chẩn đoán được viêm mũi VA các bác sĩ thường chỉ định làm nội soi tai mũi họng. Điều này giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA.
Nếu viêm mũi VA cấp tính, thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để giúp giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng của người bệnh.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Sử dụng thuốc giảm viêm, kháng sinh trong các trường hợp viêm mũi VA bị nhiễm khuẩn.
- Sử dụng kháng sinh toàn thân trong các trường hợp nặng hoặc bệnh xuất hiện biến chứng.
- Sử dụng thuốc chống dị ứng như kháng histamin để giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi VA như: nghẹt mũi, chảy nước mũi,... Hiện nay, trong các thuốc kháng histamin thì (Telfor) được sử dụng phổ biến hơn cả. Với hiệu quả không gây buồn ngủ, fexofenadine (Telfor) có thể sử dụng được cho những người đang vận hành máy móc, lái xe,... và cả phi công. Đặc biệt, Telfor có 2 hàm lượng 120 mg và 180 mg chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh.
- Khi dùng thuốc cho bé cần tuân thủ quy định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hay thay đổi liều để tránh bệnh diễn tiến phức tạp hơn.
Nếu bị viêm mũi VA mạn tính, không đáp ứng với phương pháp sử dụng thuốc nữa các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật, hay còn gọi là phẫu thuật nạo VA. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các tổ chức miễn dịch bất hoạt trở thành ổ chứa vi khuẩn, virus, mầm bệnh. Nạo VA có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm mà không làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.
Hy vọng bài viết trên Telfor đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về viêm mũi VA. Giúp cho cha mẹ có thể nhận biết và điều trị viêm mũi VA sớm nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời cũng giúp phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.