banner shield

Viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

viem-mui-van-mach-la-mot-dang-viem-mui-khong-di-ung.jpg

Ước tính cứ 5 người lại có 1 người thường xuyên mắc phải các triệu chứng của viêm mũi. Trong đó, viêm mũi vận mạch chiếm một tỷ lệ không nhỏ, dễ gặp ở người lớn trưởng thành và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Qua bài viết này, hãy cùng Telfor tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị viêm mũi vận mạch hiệu quả - an toàn nhất.

Viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm của các mô bên trong mũi, khiến người bệnh bị chảy nước mũi trong, ngạt mũi hoặc hắt hơi. Bệnh lý này còn được gọi là viêm mũi không dị ứng (hoặc viêm mũi vô căn) do nguyên nhân vẫn chưa được xác định và không liên quan đến các tác nhân gây dị ứng.

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch có thể xảy ra quanh năm. Các triệu chứng điển hình của viêm mũi vận mạch là:

  • Sổ mũi.
  • Ngạt mũi.
  • Chảy nước mũi trong.
  • Hắt hơi.
  • Giảm khứu giác.
  • Niêm mạc mũi phù nề, đổi từ màu đỏ tươi sang màu tím.

Viêm mũi vận mạch không gây ngứa mũi, mắt, họng hay chảy nước mắt. Bệnh cũng được phân biệt với viêm mũi do virus và vi khuẩn ở đặc điểm là không chảy mủ; không xuất hiện vảy mũi.

Viêm mũi vận mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch sau tuổi 20. Nhóm đối tượng thường gặp viêm mũi vận mạch nhất là người lớn từ 30 đến 60 tuổi. Ngoài ra, viêm mũi vận mạch cũng phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt sau khi sinh em bé.

Viêm mũi vận mạch không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của nó khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Viêm mũi vận mạch là hiện tượng chảy nước bên trong mũi
Viêm mũi vận mạch là hiện tượng chảy nước bên trong mũi

Xem thêm: 13 mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

Tại sao bị viêm mũi vận mạch?

Đến nay, nguyên nhân của viêm mũi vận mạch vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng này có liên quan đến sự rối loạn điều hòa của các dây thần kinh giao cảm, phó giao cảm và thủ thể cảm giác đau trong niêm mạc mũi. Sự mất cân bằng giữa các chất trung gian hóa học làm tăng tính thấm thành mạch và tăng tiết chất nhầy từ các tuyến tiết dưới niêm mạc mũi. Từ đó gây ra chảy nước mũi, ngạt mũi.

Các yếu tố kích hoạt có thể gây ra sự rối loạn này có thể là:

1. Kích ứng từ môi trường

Môi trường sống xung quanh có khả năng kích hoạt các giác quan và gây ra gồm:

  • Nhiệt độ giảm viêm mũi vận mạch.
  • Ô nhiễm không khí hoặc khói bụi.
  • Không khí lạnh hoặc khô.
  • Nước hoa.
  • Khói thuốc lá.
  • Mùi sơn.
  • Thực phẩm cay nóng.
  • Căng thẳng hay áp lực.

Khói thuốc lá được cho là một trong những tác nhân gây viêm mũi vận mạch
Khói thuốc lá là nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

2. Tác dụng do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được cho là tác nhân gây viêm và sưng mũi, hoặc là yếu tố làm cho bệnh nặng hơn. Các thuốc trong nhóm này là:

  • Thuốc xịt thông mũi (khi bị lạm dụng)
  • Thuốc ức chế men chuyển để điều trị bệnh tăng huyết áp
  • Thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn beta để điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc nội tiết tố (như thuốc tránh thai)
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần

3. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Những rối loạn hay thay đổi trong nội tiết tố có thể gây ra nhiều phản ứng bất thường, bao gồm cả viêm mũi vận mạch.

Nhóm đối tượng dễ bị mất cân bằng nội tiết tố là người trong độ tuổi dậy thì, đang mang thai hay trong giai đoạn mãn kinh.

Xem thêm: Viêm mũi VA là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả

Cách chữa trị viêm mũi vận mạch

Nguyên tắc chữa trị

Viêm mũi vận mạch được điều trị qua 3 nguyên tắc cơ bản:

  • Nguyên tắc 1: Tránh phơi nhiễm với tác nhân kích ứng. Ví dụ, nếu yếu tố kích thích là nước hoa hoặc khói thuốc lá, người bệnh cần ngừng dùng nước hoa, ngừng hút thuốc hay tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá. Biện pháp này dễ thực hiện, giúp giảm đáng kể các triệu chứng của viêm mũi vận mạch. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng được khi người bệnh đã xác định được tác nhân kích ứng.
  • Nguyên tắc 2: Tự chăm sóc giảm triệu chứng. Các chuyên gia khuyến nghị rằng việc dùng máy tạo độ ẩm cho không gian sống sẽ giúp niêm mạc mũi không còn bị khô, từ đó giúp dịu nhanh triệu chứng viêm. Ngoài ra, người bệnh nên làm sạch mũi và các hốc mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Nguyên tắc 3: Dùng thuốc điều trị. Khi các biện pháp trên không cho hiệu quả như mong muốn, người bệnh sẽ cần dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn. Thuốc điều trị viêm mũi vận mạch nên dùng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của nhân viên y tế để đạt hiệu quả tối ưu và tránh tác dụng phụ.

Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà là một giải pháp hữu hiệu để cải thiện viêm mũi vận mạch
Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí giúp cải thiện tình trạng viêm mũi vận mạch

Các thuốc điều trị viêm mũi vận mạch

Có nhiều nhóm thuốc đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng để điều trị viêm mũi vận mạch. Trong đó các giải pháp phổ biến nhất là:

  • Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi hoặc thuốc bôi nhóm corticoid: Đây là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi vận mạch, đặc biệt khi có triệu chứng tắc/ nghẹt mũi. Khi có mặt tại niêm mạc mũi, các corticoid sẽ làm giảm hóa ứng động của bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan, giảm giải phóng tế bào mast và bạch cầu ái kiềm, từ đó giúp giảm phù nề và viêm. Nhìn chung, các corticoid tại chỗ cho hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Một số tác phụ phụ có thể gặp là khô mũi, tạo vảy trong mũi và gây kích ứng vách ngăn. Đại diện của nhóm này là fluticasone và budesonide.
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic: Đây là lựa chọn tối ưu để đẩy lùi viêm mũi vận mạch có chảy nước mũi. Các thuốc này giúp chặn đầu vào của hệ phó giao cảm đối với các tuyến niêm mạc mũi và cho tác dụng tại chỗ nhanh chóng. Nhờ vậy mà hiệu quả tập trung tại vùng viêm mũi, ít gây tác dụng phụ toàn thân. Đại diện của nhóm này là Ipratropium bromide.
  • Thuốc xịt mũi nhóm kháng histamin: Đại diện tiêu biểu là Azelastine - hoạt chất đã được kiểm chứng hiệu quả với bệnh nhân bị chảy nước mũi và ngạt mũi. Sự kết hợp của corticoid xịt mũi và kháng histamin xịt mũi cũng cho tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng viêm mũi vận mạch mãn tính.
  • Thuốc kháng histamin H1 dùng đường uống: Các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng hắt hơi và ngứa ở người bệnh viêm mũi vận mạnh. Lựa chọn được khuyên dùng cho nhóm thuốc này là các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 vì hiệu quả nhanh, đồng thời ít tác dụng phụ, không gây buồn ngủ.

Thuốc điều trị viêm mũi vận mạch thường là các thuốc xịt mũi
Telfor là thuốc điều trị viêm mũi vận mạch qua đường uống

Xem thêm: 7 biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

Telfor là thuốc kháng histamin H1 dùng đường uống để cải thiện hắt hơi và ngứa trong viêm mũi vận mạch.

Tại Việt Nam, đại diện của thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 là Telfor. Sản phẩm chứa hoạt chất fexofenadine đã được chứng nhận hiệu quả qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng, nên được các bác sĩ đầu ngành khuyên dùng để cải thiện triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, Telfor còn nhiều ưu điểm như:

  • Không gây buồn ngủ, ít tác dụng phụ.
  • Tác dụng nhanh chóng và kéo dài bền vững.
  • Sản xuất bởi dây chuyền chuẩn GMP Nhật Bản, mang đến sản phẩm chất lượng quốc tế.
  • Đa dạng hàm lượng với 3 dạng viên uống 60mg, 120mg và 180mg. Các dạng Telfor 120mgTelfor 180mg chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày nên tiện lợi khi dùng, không lo quên liều.

Vì vậy nếu đang bị hắt hơi liên tục và ngứa do viêm mũi vận mạch, bạn nên tham khảo dùng ngay Telfor để cải thiện nhanh triệu chứng bệnh.
Thuốc cường giao cảm: Giúp cải thiện viêm mũi vận mạch trong thời gian ngắn, đặc biệt là các thuốc thông mũi tại chỗ. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế kích thích các thụ thể alpha-1 và alpha-2 trên mạch máu của niêm mạc mũi. Từ đó dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng máu, cuối cùng làm giảm tắc nghẽn và chảy nước mũi ở khoang mũi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thông mũi tại chỗ kéo dài lại dẫn đến giãn mạch tái phát và tăng tắc nghẽn. Tình trạng này được gọi là viêm mũi do thuốc, một dạng viêm mũi do thuốc. Do đó các thuốc thông mũi chỉ dùng trong vòng 5 ngày và không được vượt quá liều lượng khuyến cáo.

Nếu các thuốc trên đều không giúp cải thiện viêm mũi vận mạch, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện thủ thuật phẫu thuật. Đây sẽ là biện pháp cần áp dụng khi tình trạng viêm mũi của người bệnh có liên quan đến lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi.

Qua bài viết này, Telfor đã cung cấp những thông tin cần biết về viêm mũi vận mạch và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả. Người bệnh cần kết hợp tự chăm sóc và dùng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, đồng thời hạn chế được nguy cơ tái lại.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: