Nhắc đến thuốc điều trị dị ứng, nhiều người chắc hẳn sẽ quen thuộc với tên gọi fexofenadine. Hoạt chất này xuất hiện nhiều trong hướng dẫn điều trị các bệnh dị ứng và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả và chỉ định của hoạt chất fexofenadine, hãy cùng Telfor tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Fexofenadine là thuốc chống dị ứng thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2. Với khả năng giảm triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, sưng phù và bị chảy nước mũi liên tục do histamin gây ra, fexofenadine đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong điều trị cảm cúm, phát ban da, dị ứng bụi mịn, viêm nhiễm đường hô hấp và các tình trạng liên quan đến dị ứng khác.
Fexofenadine cho hiệu quả nhanh và mạnh; đồng thời ít gây tác dụng phụ nên đã được nhiều bác sĩ khuyên dùng để đẩy lùi các bệnh dị ứng.
Với khả năng làm giảm triệu chứng mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng tỉnh táo, fexofenadine đã giúp nhiều người đối phó hiệu quả với các vấn đề dị ứng hàng ngày.
Dạng dùng phổ biến nhất của fexofenadine là viên nang hoặc viên nén; hàm lượng fexofenadine 30mg, fexofenadine 60mg, fexofenadine 120mg hoặc fexofenadine 180mg. Ngoài ra, hoạt chất này cũng được bào chế thành dạng hỗn dịch uống hoặc viêm rã trong miệng.
Fexofenadine là thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2
Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ 2, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại vi. Trong đó, histamin là chất trung gian hóa học được cơ thể sản sinh ra khi gặp tác nhân kích ứng.
Histamin gắn với thụ thể H1 sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, co cơ trơn, tăng hoạt động của các tuyến tiết hay tác động tới cả thần kinh ngoại vi. Từ đó dẫn tới các triệu chứng ngứa ngáy, kích ứng da, phù mạch, chảy mắt, nước mũi, co thắt phế quản,...
Khi được đưa vào cơ thể, fexofenadine sẽ ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1 ở đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp, làm mất tác dụng của histamin và ngăn ngừa dị ứng. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và cần nhiều thời gian để tách ra.
Fexofenadine không qua hàng rào máu não nên rất ít gây tác dụng phụ trên thần kinh trung ương. Vì vậy, loại thuốc này không gây buồn ngủ, mệt mỏi, loạng choạng hay giảm khả năng tập trung khi sử dụng.
Xem thêm: Tổng hợp các nhóm thuốc trị mề đay, phương pháp và phòng ngừa
Fexofenadin được chỉ định dùng điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Thuốc chống chỉ định cho người quá mẫn với fexofenadine, terfenadine hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Ngoài ra, một số nhóm đối tượng sau cũng cần thận trọng khi sử dụng fexofenadine:
-Người đang lái xe, điều khiển máy móc hay làm các công việc đòi hỏi phải tỉnh táo.
-Người có chức năng thận suy giảm, người cao tuổi (trên 65 tuổi) cần được điều chỉnh liều phù hợp và dùng thận trọng; vì thời gian bán thải của thuốc kéo dài có thể khiến nồng độ thuốc trong huyết tương tăng lên.
Fexofenadine được sử dụng trong điều trị dị ứng theo mùa
Để hoạt chất Fexofenadine phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết được cách dùng và liều dùng Fexofenadine phù hợp dưới đây:
Fexofenadine được dùng theo đường uống giống với cách sử dụng của thuốc Telfor 180. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý không uống thuốc với nước hoa quả như cam, bưởi, táo vì có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadine tới 36%. Bên cạnh đó, cần tránh dùng fexofenadine với đồ uống có cồn vì làm tăng tác dụng an thần và gây buồn ngủ.
Fexofenadine có thể uống vào mọi thời điểm trong ngày mà không phụ thuộc vào bữa ăn. Người dùng chỉ cần tránh không được uống quá gần (trong 15 phút) với các thuốc kháng acid chứa magnesi và nhôm vì sẽ làm giảm hấp thu fexofenadine. Nếu dùng fexofenadine dạng viên giải phóng chậm thì phải uống lúc đói, nuốt nguyên viên thuốc và không được nhai.
Fexofenadine được sử dụng theo đường uống
Liều fexofenadine thay đổi tùy vào mục đích điều trị cụ thể và đối tượng sử dụng:
Nhìn chung, fexofenadine là thuốc dị ứng có rất ít tác dụng phụ. Một số vấn đề có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là:
Để có thể tin tưởng sử dụng các loại thuốc fexofenadine, việc biết được ưu điểm và nhược điểm của hoạt chất fexofenadine đối với cơ thể là cần thiết.
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, fexofenadine là thuốc dị ứng có nhiều ưu điểm vượt trội:
Chính vì những ưu điểm này, hoạt chất fexofenadine dần trở thành đại diện nổi bật nhất của nhóm thuốc kháng histamin H1 trong điều trị dị ứng.
Fexofenadine có hiệu quả cao và không gây buồn ngủ
Xem thêm: Hoạt chất fexofenadine có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý khi dùng
Bên cạnh những điểm mạnh thì hoạt chất fexofenadine cũng có một số ít nhược điểm như:
Qua bài viết trên, có thể thấy hoạt chất fexofenadine có những tác dụng giúp điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có chứa hoạt chất fexofenadine bạn cần biết được cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
Cuối cùng, nếu bạn đang tìm kiếm các loại thuốc có chứa hoạt chất fexofenadine thì hãy tham khảo sản phẩm thuốc Telfor của công ty Dược Hậu Giang với quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP Nhật Bản. Thuốc Telfor có các trọng lượng như: Telfor 60mg, Telfor 120mg, Telfor 180mg; phù hợp với nhiều nhu cầu.
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: