Tuy chỉ mới được sử dụng trong y tế từ năm 1996, hoạt chất fexofenadine đã nhanh chóng trở thành một trong những thuốc điều trị dị ứng phổ biến nhất và được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy hoạt chất này có tác dụng cụ thể là gì, cách dùng và lưu ý khi dùng ra sao? Hãy cùng Telfor tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Fexofenadine là hoạt chất kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng nhiều trong điều trị các triệu chứng của dị ứng và mày đay. Hoạt chất này được nghiên cứu và cấp bằng sáng chế lần đầu vào năm 1979. Trải qua nhiều thử nghiệm trên lâm sàng, tới năm 1996, Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận sử dụng trong điều trị cho người bệnh.
Với hiệu quả vượt trội & độ an toàn cao, fexofenadine nhanh chóng được phê duyệt sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trở thành giải pháp giúp người bệnh đẩy lùi dị ứng, mày đay.
Hoạt chất fexofenadine thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2
Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ 2, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Trong đó histamin là chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm và dị ứng. Khi cơ thể xảy ra các phản ứng này, hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamin để gắn vào các thụ thể và kích hoạt các triệu chứng của dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay trên da; hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi;... Histamin có 4 loại thụ thể là H1, H2, H3, H4.
Hoạt chất fexofenadine có tác dụng nhanh và kéo dài cho gắn chậm vào thụ thể H1
Hoạt chất fexofenadine cạnh tranh với histamin tại các thụ thể H1 ở đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp; từ đó giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng và mày đay trên da. Ở liều điều trị, hoạt chất này không gây ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Nhờ vậy, fexofenadine cho hiệu quả tốt, đồng thời khắc phục được nhược điểm gây buồn ngủ, mệt mỏi của các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1.
Fexofenadine có tác dụng nhanh và kéo dài do gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm. Fexofenadin được chỉ định dùng điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Xem thêm: Tổng hợp các nhóm thuốc trị mề đay, phương pháp và phòng ngừa
Hoạt chất fexofenadine đã được chứng thực hiệu quả qua hàng loạt nghiên cứu lâm sàng. Trong đó nổi bật là hai nghiên cứu khẳng định tác dụng của fexofenadine trên viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay vô căn mạn tính.
Tác dụng của hoạt chất fexofenadine
Nhóm tác giả: E. Compalati, R. Baena-Cagnani, M. Penagos, H. Badellino, F. Braido, R.M. Gómez, G.W. Canonica, C.E. Baena-Cagnani.
Thời gian công bố nghiên cứu: 16/08/2011
Kết quả nghiên cứu: Fexofenadine giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi và ngạt mũi trên 1833 bệnh nhân. Đồng thời báo cáo cũng cho thấy hoạt chất fexofenadine không gây tác dụng phụ đáng kể so với nhóm đối chứng được sử dụng giả dược. Nhờ vậy, fexofenadine được khuyên dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Nhóm tác giả: Albert F. Finn Jr MD, Allen P. Kaplan MD, Richard Fretwell RN, BSN, Roger Qu PhD, Joseph Long MS
Thời gian công bố nghiên cứu: 30/7/1999
Kết quả nghiên cứu: Fexofenadine được dung nạp tốt và cho hiệu quả vượt trội so với giả dược trong việc điều trị các triệu chứng của mày đay vô căn mạn tính, bao gồm ngứa ngáy không ngừng, nổi mẩn đỏ đau rát. Hoạt chất fexofenadine cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Liều dùng fexofenadine 60mg x 2 lần/ngày hoặc cao hơn sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn.
Fexofenadine thường được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, viên rã trong miệng hoặc hỗn dịch uống. Trong đó các dạng hàm lượng thường được dùng là:
Cách dùng của hoạt chất fexofenadine khá đơn giản. Hầu hết dạng bào chế đều được dùng theo đường uống và có thể dùng vào bất cứ thời điểm trong ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn. Để đảm bảo hoạt chất fexofenadine phát huy tác dụng tối ưu, người dùng chỉ cần nắm một số lưu ý:
Không sử dụng fexofenadine cùng lúc với nước cam, bưởi để tránh giảm tác dụng
Xem thêm: Hoạt chất fexofenadine có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý khi dùng
Hoạt chất fexofenadine cơ bản ít gây tác dụng phụ. Chỉ một số ít trường hợp gặp phản ứng sau khi dùng thuốc như: buồn nôn, khó tiêu; mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt…
Khi sử dụng fexofenadine cho người bị suy giảm chức năng thận, cần điều chỉnh liều dùng hợp lý do thời gian bán thải của thuốc trong cơ thể bị kéo dài hơn người bình thường. Với nhóm đối tượng là phụ nữ có thai và đang cho con bú, do chưa có đầy đủ nghiên cứu nên cần sử dụng thân trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc về lợi ích - nguy cơ.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc chứa hoạt chất fexofenadine nên người dùng cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ dựa trên các tiêu chí: nhà sản xuất uy tín, nhà máy sản xuất chuẩn GMP, dạng bào chế & hàm lượng phù hợp, giá thành phải chăng. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này, Telfor chính là giải pháp điều trị triệu chứng dị ứng, mày đay được đông đảo người bệnh tin dùng.
Telfor được nhiều chuyên gia y tế lựa chọn trong điều trị các triệu chứng dị ứng, mề đay
Nhờ những ưu điểm trên, Telfor được cả người dùng và chuyên gia y tế đánh giá cao, trở thành lựa chọn đầu tay để đẩy lùi triệu chứng của mày đay, dị ứng.
Bài viết đã cung cấp những thông tin tổng quan về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng hoạt chất fexofenadine. Tại Việt Nam, người dùng nên lựa chọn sản phẩm uy tín có chứa fexofenadine như Telfor để sử dụng nhằm đạt tác dụng điều trị như mong muốn.
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: