banner shield

Chảy nước mũi liên tục: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

chay-nuoc-mui-lien-tuc-la-dau-hieu-cua-benh-gi-thumbnail.jpg

Chảy nước mũi liên tục không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, bất tiện trong công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này không? Ở bài viết này, Telfor sẽ chia sẻ đến bạn cách nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh chảy nước mũi liên tục hiệu quả.

Bị chảy nước mũi liên tục là gì? Vai trò của chất nhầy bên trong mũi

Nước mũi là chất nhầy ở trong mũi giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, bụi bẩn xâm nhập vào phổi.

Chảy nước mũi là hiện tượng dịch nhầy chảy ra từ phía trước mũi hoặc chảy xuống phía sau vòm họng. Khi niêm mạc mũi bị “kích thích” bởi các tác nhân sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn dẫn đến chảy nước mũi. Ban đầu, nước mũi trong suốt và loãng như nước nhưng khi không tự hết dịch nhầy có thể trở nên đục hơn hoặc ngả sang màu xanh, vàng. Tuy nhiên, những “màu sắc” này chưa đủ để khẳng định chắc chắn rằng bạn bị viêm mũi.

Khi dịch nhầy tăng tiết quá mức sẽ gây ra tình trạng chảy nước mũi liên tục. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan tới hệ hô hấp.

Chất nhầy sinh lý là sản phẩm của các tế bào tuyến tiết chất nhầy ở đường hô hấp và các xoang. Các tế bào biểu mô hô hấp tạo nên hệ thống chất nhầy - lông chuyển. “Tấm nhầy” dính lên bề mặt và bị các lông mao bên dưới đẩy vào dạ dày. Chất nhầy chứa kháng thể và enzyme tiêu hủy có tác dụng bẫy và tiêu diệt các chất có hại và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi khí.

Hiện tượng chảy nước mũi liên tục là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể
Hiện tượng chảy nước mũi liên tục là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể

Nguyên nhân gây ra chảy nước mũi liên tục

Làm sao để hết bị chảy nước mũi liên tục? Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này:

1. Dị ứng mũi

Mũi bị dị ứng là nguyên nhân hàng đầu gây chảy nước mũi liên tục. Khi tiếp xúc với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa,... khiến niêm mạc mũi bị kích thích dẫn tới tăng tiết dịch nhầy, gây ra tình trạng chảy nước mũi liên tục.

Ngoài ra, người bị dị ứng có thể đi kèm các biểu hiện khác như hắt hơi, ho, ngứa mũi,...

2. Viêm xoang

Viêm mũi xoang là tình trạng màng nhầy của mũi và xoang bị viêm và sưng lên, tạo ra một lượng lớn dịch tiết viêm và làm hẹp đường mũi. Vì vậy, khi bị bệnh, mũi sẽ bị nghẹt, có chất nhầy màu vàng hoặc xanh tích tụ trong mũi. Đồng thời, nhiều người cũng gặp phải các triệu chứng như đau trán, sốt, ho, mệt mỏi.

Viêm xoang là nguyên nhân gây chảy nước mũi liên tục
Viêm xoang là nguyên nhân gây chảy nước mũi liên tục

Xem thêm: Chảy nước mũi hắt hơi liên tục là bệnh gì? Cách xử lý và lưu ý

3. Viêm mũi không dị ứng

Viêm mũi không dị ứng là tình trạng khi niêm mạc mũi bị viêm, kích ứng không phải do dị ứng. Viêm mũi không dị ứng có biểu hiện là chảy nước mũi liên tục nhưng không đi kèm các phản ứng dị ứng.

Các tác nhân gây viêm mũi không dị ứng thường thấy như là:

  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm mũi do sử dụng thuốc chống trầm cảm, NSAIDs, thuốc xịt thông mũi trong thời gian dài.
  • Tiếp xúc với mùi nước hoa, khói thuốc, chất lượng không khí kém, ô nhiễm, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có mùi thơm mạnh,...
  • Thay đổi thời tiết dẫn tới thay đổi không khí, nhiệt độ, độ ẩm cũng là nguyên nhân gây viêm mũi.

4. Polyp mũi

Niêm mạc mũi hình thành các tổ chức polyp gây chèn ép đường thở dẫn tới ngạt mũi. Đồng thời có thể sẽ nhận diện các tổ chức đó là dị vật và tấn công chúng thông qua hệ miễn dịch, gây ra tình trạng tăng tiết dịch nhầy quá mức.

5. U nang mũi

U nang mũi là tình trạng khá hiếm gặp. Khi gặp trường hợp này, một bên mũi sẽ xảy ra hiện tượng sản sinh dịch nhầy quá mức, dẫn tới bị chảy nước mũi liên tục.

6. Rò dịch não tủy

Trường hợp này thường xảy ra khi thực hiện phẫu thuật xoang, chấn thương đầu sẽ khiến lớp dịch não tủy bị tổn thương khiến chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài.

7. Cảm lạnh và cúm

Cảm lạnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh. Lúc này, vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng, giải phóng cytokine, hóa chất gây viêm. Lúc đầu, bị chảy nước mũi liên tục với chất nhầy loãng nhưng sau vài ngày chất nhầy đặc hơn và kèm theo nghẹt mũi, đau họng, khàn giọng và sốt.

Cảm cúm cũng là nguyên nhân gây chảy nước mũi liên tục
Cảm cúm cũng là nguyên nhân gây chảy nước mũi liên tục

Cúm là bệnh do vi rút cúm tấn công vào niêm mạc mũi họng gây chảy nước mũi liên tục, sốt cao, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu.

8. Dị vật trong mũi

Khi bụi bẩn hoặc vật lạ xâm nhập vào mũi, màng nhầy sẽ bị kích thích và dịch tiết tăng lên. Đồng thời, sự xuất hiện của chất lạ khiến cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Làm cho tình trạng chảy nước mũi liên tục có mùi hôi từ mũi diễn ra.

Người bệnh có thể gặp các biểu hiện như chảy nước mũi liên tục ở một bên. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng tủy sống. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng bệnh bạn cần tới cơ sở y tế sớm nhất để được khám và điều trị sớm nhất.

Xem thêm: Dấu hiệu dị ứng máy lạnh, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Các triệu chứng đi kèm với chảy nước mũi liên tục

Triệu chứng đi kèm với chảy nước mũi liên tục có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Sổ mũi kèm theo ho và đau họng: Xảy ra khi dịch nhầy từ mũi chảy xuống thành sau họng
  • Sổ mũi và nghẹt mũi: Xảy ra khi niêm mạc bị sung huyết, phù nề gây tắc nghẽn đường mũi
  • Các triệu chứng ho, đau họng, sốt kèm theo chảy nước mũi liên tục
  • Chảy nước mũi kèm theo chảy nước mắt, hắt hơi.

Cách điều trị chảy nước mũi liên tục an toàn và hiệu quả

Vậy làm sao để hết chảy nước mũi liên tục? Để cải thiện tình trạng chảy nước mũi liên tục bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Nguyên nhân chảy nước mũi liên tục thường sẽ quyết định biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và kích thích và thử dùng các biện pháp tự xử trí tại nhà để làm dịu các triệu chứng.

Các biện pháp này không điều trị dứt điểm được tình trạng chảy nước mũi khi giao mùa nhưng có thể giúp bệnh nhân dễ chịu hơn cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn:

Nghỉ ngơi và bù dịch

Người bệnh nên được bù dịch đầy đủ, giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ tống ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân bị mất nước, dịch nhầy có thể trở nên dính và đặc, dẫn đến tắc nghẽn. Người bệnh nên tránh dùng đồ uống có thể gây mất nước, như đồ uống chứa cồn và cà phê.

Xông hơi mặt

Xông hơi phần mặt bằng cách hít hơi nước nóng, tắm nước nóng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi liên tục. Phương pháp này tương tự như cách xông hơi và tắm nước nóng để điều trị hắt hơi xổ mũi liên tục

Xông hơi mặt để cải thiện tình trạng chảy nước mũi liên tục
Xông hơi mặt để cải thiện tình trạng chảy nước mũi liên tục

Uống trà nóng

Hơi nước nóng từ cốc trà nóng có thể giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ long ra. Một số loại trà (ưu tiên dùng loại không có cafein) chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamin, chống viêm và chống sung huyết nhẹ, như cúc La Mã, gừng, bạc hà và cây tầm ma.

Chườm khăn nóng ẩm

Người bệnh có thể đặt khăn nóng ẩm lên mặt vài lần mỗi ngày, giúp làm dịu cơn đau ở xoang và làm loãng dịch nhầy.

Điều trị chảy nước mũi liên tục bằng thuốc

Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị chảy nước mũi liên tục như:

Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus: Kháng sinh có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, như nhiễm khuẩn xoang hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn. Thuốc kháng virus có tác dụng với cúm. Chúng giúp giảm các triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi liên tục, ngạt mũi,...

Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin có tác dụng làm khô dịch nhầy và điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng. Hiện nay, trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng các bác sĩ thường sử dụng các kháng histamin thế hệ 2 bởi không gây buồn ngủ, điển hình như fexofenadine (Telfor), cetirizin, loratadin,... Trong đó, fexofenadine (Telfor) - sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được sản xuất đạt chuẩn JAPAN GMP, được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá rất cao trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi liên tục, ngứa mũi, ngạt mũi,... Telfor được sản xuất với nhiều hàm lượng như Telfor 60mg, Telfor 120mgTelfor 180mg, dễ dàng cho người bệnh lựa chọn sử dụng. Với liều 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh.
Thuốc chống sung huyết mũi dạng xịt: Người bệnh nên tuân thủ thời gian dùng thuốc bao gồm “3 ngày dùng” và “3 ngày nghỉ” khi sử dụng các thuốc này, do thuốc có thể gây sung huyết trở lại.

Telfor chuyên điều trị bệnh chảy nước mũi liên tục
Telfor chuyên điều trị bệnh chảy nước mũi liên tục

Xem thêm: Viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Cách phòng ngừa bệnh chảy nước mũi liên tục

Để phòng ngừa bệnh chảy nước mũi liên tục, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn và virus có thể gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm: Bệnh chảy nước mũi thường được truyền từ người này sang người khác qua vi khuẩn hoặc virus trong giọt bắn từ mũi hoặc miệng. Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh có thể giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Tránh chạm mặt bằng tay: Đừng chạm vào mũi, miệng hoặc mắt bằng tay không rửa sạch. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn và virus từ tay tiếp xúc với mũi, miệng và mắt.
  • Đảm bảo hệ thống miễn dịch mạnh mẽ: Ứng dụng các biện pháp tăng cường sức khỏe tổng thể như ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng, đủ giấc ngủ và uống nhiều nước để duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân: Tránh chia sẻ chén, ly, khăn tay và các vật dụng cá nhân khác với những người khác để ngăn chặn vi khuẩn và virus lây lan.
  • Tiêm vắc-xin: Đối với một số loại bệnh gây chảy nước mũi như cúm, có thể tiêm vắc-xin để tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn gây chảy nước mũi liên tục
Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn gây chảy nước mũi liên tục

Chảy nước mũi liên tục là chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Dù thông thường bệnh chỉ mang lại cảm giác hơi khó chịu cho người mắc phải nhưng cần lưu ý đến khám bác sĩ ngay nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm. Hy vọng với những thông tin về tình trạng chảy nước mũi liên tục mà Telfor vừa cung cấp bạn đã có thể có những cách điều trị giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu xem các thuốc kháng histamin Telfor 120 là thuốc gì và Telfor 180 là thuốc gì trước khi sử dụng.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: