Chảy nước mũi là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt mỗi khi thời tiết giao mùa. Chúng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để điều trị tình trạng này? Cùng Telfor xem ngay 8 cách trị chảy nước mũi trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân chảy nước mũi trong liên tục
Nước mũi được coi là cơ chế tự vệ của cơ thể trước các tác nhân gây hại. Nước mũi là một loại dịch nhầy, thông thường nước mũi sẽ trong suốt, chúng giúp ngăn cản các tác nhân gây hại đi vào cơ thể qua mũi.
Tuy nhiên, khi nước mũi tiết ra quá nhiều, chảy ra cửa mũi trước hoặc chảy xuống họng thì được gọi là tình trạng chảy nước mũi.
Vậy chảy nước mũi trong liên tục là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, phổ biến như:
- Cảm lạnh: Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, hoặc chuyển mùa từ nóng sang lạnh sẽ khiến mũi dễ bị nhiễm virus. Khi bị cảm lạnh biểu hiện thường thấy nhất đó là chảy nước mũi trong liên tục, đi kèm với đau họng, khản tiếng, ngạt mũi,...
- Dị ứng: Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, lông động vật, phấn hoa,... cơ thể sẽ phản ứng khiến bạn bị chảy nước mũi, đi kèm với hắt hơi.
- Cảm cúm: Nguyên nhân gây cảm cúm được cho là sự tấn công của virus cúm. Chúng tấn công vào niêm mạc mũi, gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, ngạt mũi, sốt,...
- Viêm mũi xoang: Khi niêm mạc mũi xoang bị viêm, sưng sẽ làm thu hẹp mũi. Điều này gây ra tình trạng nghẹt mũi, tích tụ chất nhầy. Chất nhầy này chảy ra ngoài sẽ gây ra tình trạng chảy nước mũi liên tục. Bệnh có thể kèm thêm các triệu chứng như nhức đầu, đau nhức vùng trán.
- Có dị vật bên trong mũi: Khi các dị vật như bụi, vật nhỏ xâm nhập vào mũi. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra chất nhầy, gây ra chảy nước mũi.

Nguyên nhân gây nên chảy nước mũi liên tục
Bật mí 8 cách trị chảy nước mũi hiệu quả
Chảy nước mũi gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì vậy điều trị bệnh sớm là điều hết sức cần thiết. Tham khảo ngay 8 mẹo chữa chảy nước mũi hiệu quả dưới đây:
1. Vệ sinh mũi thường xuyên
Vệ sinh mũi thường xuyên là một cách trị chảy nước mũi hữu hiệu, cách này sẽ giúp đẩy nước mũi và các tác nhân gây kích ứng mũi ra bên ngoài. Đồng thời cũng giúp tăng độ ẩm cho mũi.

Cách trị chảy nước mũi ngay tại nhà khi giao mùa
Cách vệ sinh mũi:
- Cho 100ml nước hoặc nước muối sinh lý vào bình, nghiêng đầu vào đặt bình vào một bên mũi.
- Rót nước vào 1 bên mũi để nước chảy ra ở bên còn lại. Làm tương tự với bên mũi kia.
- Áp dụng 1-2 lần/ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, tác nhân gây kích ứng ra khỏi mũi.
Xem thêm: Top 5 nhóm thuốc viêm mũi dị ứng phổ biến
2. Chườm nóng mặt là cách trị chảy nước mũi khá phổ biến
Phương pháp này rất hữu ích cho những người bị chảy nước mũi do viêm xoang. Chườm nóng vùng mặt sẽ giúp làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra dễ dàng hơn.
Cách làm:
- Dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải, làm ướt bằng nước nóng sau đó chườm khăn lên vùng bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất như mặt, má, mũi,...
- Làm nóng lại khăn sau vài phút và tiếp tục đắp lên mặt để giúp giảm đau.

Chườm nóng là một trong những cách trị chảy nước mũi hiệu quả
3. Tăng độ ẩm trong phòng
Không khí khô cũng là nguyên nhân gây chảy nước mũi, nghẹt mũi. Do đó, hãy làm tăng độ ẩm không khí ở phòng để cải thiện tình trạng này. Được xem là một trong những mẹo chữa chảy nước mũi hiệu quả nhất.
Cách làm:
- Nếu bạn bị khô mũi dẫn đến kích ứng gây chảy nước mũi liên tục thì hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc trong nhà.
- Bạn cũng có thể trồng cây xanh trong nhà để tăng độ ẩm trong không khí.
4. Xông hơi mặt
Hơi nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở mũi, họng, khiến dịch nhầy bị đẩy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, giúp giảm tình trạng chảy nước mũi. Đây là cách trị chảy nước mũi thường được sử dụng phổ biến.
Cách làm:
- Đun sôi nước cho vào một chiếc tô lớn.
- Đưa mặt lại gần tô nước, dùng khăn lớn chùm lên để giúp hơi nước tập trung lại, giúp bạn hít thở được nhiều hơn.
- Hít thở sâu hơi nước nóng bằng mũi sau đó xì mũi để loại bỏ dịch nhầy.
- Bạn cũng có thể tắm bằng nước nóng để làm loãng dịch nhầy ở mũi.
5. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Chảy nước mũi là do các tác nhân kích ứng tấn công mũi. Vì vậy, để điều trị tình trạng chảy nước mũi điều quan trọng nhất là ngăn mũi tiếp xúc với các chất kích ứng bằng cách:
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với lông động vật, nấm mốc.
- Vệ sinh, thay lưới lọc không khí thường xuyên để loại bỏ các chất kích ứng.
- Lau nhà, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
6. Ngâm chân
Ngâm chân với nước ấm và một số thảo dược như gừng, sả,... sẽ giúp làm ấm cơ thể, cải thiện tình trạng chảy nước mũi hiệu quả. Đặc biệt là các trường hợp chảy nước mũi do cảm lạnh.

Trị chảy nước mũi bằng phương pháp ngâm chân
7. Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang khi ra đường là cách bảo vệ mũi trước khói bụi, hoặc khi làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp. Giữ ấm mặt, mũi mỗi khi ra đường hoặc khi thời tiết trở lạnh là cách hiệu quả giúp giảm tình trạng chảy nước mũi.
8. Sử dụng thuốc
Tùy theo nguyên nhân gây chảy nước mũi mà sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau. Để điều trị tình trạng chảy nước mũi hiện nay thường sử dụng 3 nhóm thuốc dưới đây:
- Nhóm kháng histamin: Giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mũi,... Trong đó, fexofenadine (Telfor) được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi. Với hiệu quả không gây buồn ngủ, fexofenadine (Telfor) sử dụng được cho những người đang vận hành máy móc, lái xe,... và cả phi công. Đặc biệt, Telfor có 2 hàm lượng Telfor 120mg và Telfor 180mg cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh.
- Kháng sinh: Thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhóm thuốc này. Không được tự ý sử dụng vì có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
- Nhóm thuốc corticoid: Thường được sử dụng để điều trị triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang nặng. Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Viêm mũi dị ứng thời tiết: Mẹo phòng bệnh và phương pháp điều trị
Cần lưu ý gì khi bị chảy nước mũi liên tục?
Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị kể trên, người bệnh cần lưu ý một số biểu hiện dưới đây. Khi xuất hiện các biểu hiện này, bạn cần liên hệ tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
- Sử dụng các biện pháp điều trị trong vòng 7 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm.
- Trẻ bị chảy nước mũi kèm sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt 3 ngày liên tiếp mà chưa hạ sốt.
- Trẻ bị dị vật trong mũi gây ra chảy nước mũi, lâu dần kèm theo chảy máu mũi.
Hy vọng với 8 cách trị chảy nước mũi kể trên Telfor đã giúp bạn có thêm những lựa chọn trong điều trị tình trạng này mỗi khi giao mùa. Hầu hết các tình trạng chảy nước mũi đều cải thiện khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: