Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp, gây ra ba triệu chứng điển hình: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Qua bài viết này, Telfor sẽ giúp bạn giải mã những nguyên nhân viêm mũi dị ứng từ đó có biện pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả - nhanh chóng - an toàn.
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với các chất gây dị ứng sẽ gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Các chất gây dị ứng này vốn dĩ là vô hại với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ở những người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm, cơ thể sẽ nhận định các chất này là yếu tố “có hại”, nên ngay lập tức phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể để tự bảo vệ.
Các kháng thể IgE thúc đẩy tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học, trong đó quan trọng nhất là histamin. Đây là nguyên nhân chính gây viêm và tăng tiết chất nhầy ở niêm mạc mũi, khiến người bệnh hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Các chất gây dị ứng thường phát tán trong không khí và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua đường hít. Trong đó các nhóm tác nhân dị ứng phổ biến nhất là:
Ngoài các nhóm nguyên nhân viêm mũi dị ứng kể trên, thức ăn cũng là một tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng nặng và đe dọa đến tính mạng.
Các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng có nhiều yếu tố bên ngoài có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của dị ứng, bao gồm:
Đây là biện pháp cần thực hiện sớm, ngay khi có dấu hiệu viêm mũi để đẩy lùi nguyên nhân viêm mũi dị ứng. Nếu bị dị ứng phấn hoa, người bệnh cần đeo khẩu trang kín và hạn chế mở cửa phòng. Nếu nghi ngờ dị ứng do mạt bụi, nên vệ sinh môi trường sống xung quanh cẩn thận, thường xuyên thay giặt chăn ga, gối và hạn chế sử dụng thảm trải trong nhà.
Ngoài ra, người bệnh có thể trang bị thêm máy hút ẩm hoặc máy lọc không khí có màng lọc HEPA để làm sạch không khí trong môi trường sống.
Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang mũi và giảm các triệu chứng gây khó chịu của viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng riêng nước muối sinh lý, hoặc tự pha chế dung dịch rửa với muối và baking soda.
Các bước pha chế và vệ sinh mũi cụ thể như sau:
Tuy nhiên, 2 biện pháp trên chỉ giúp cải thiện một phần triệu chứng viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ. Đa số trường hợp bệnh vẫn cần được xử trí bằng các thuốc dùng đường xịt, hít hoặc đường uống.
Đây là nhóm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến và thông dụng nhất. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ngăn chặn histamin mà cơ thể sinh ra khi gặp tác nhân dị ứng, từ đó đẩy lùi viêm mũi hắt hơi, chảy nước mũi. Thuốc kháng histamin có dạng thuốc viên uống, dung dịch/ hỗn dịch uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi và thuốc dùng đường hít.
Thuốc kháng histamin H1 được chia làm 2 thế hệ, trong đó thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, mất tập trung. Thế hệ 2 đã khắc phục được các nhược điểm này, ít tác dụng phụ hơn nên trở thành lựa chọn đầu tay của chuyên gia trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Một số đại diện trong nhóm này là:
Nhóm thuốc này giúp làm giảm ngạt mũi và áp lực xoang mũi. Người bệnh có thể chọn đường dùng là dạng viên uống, dung dịch/ hỗn dịch uống hoặc dạng xịt mũi. Một số đại diện tiêu biểu của nhóm này là:
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng các thuốc này chỉ được khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn không quá 5 ngày. Vì sử dụng thuốc thông mũi kéo dài có thể gây hiệu ứng ngược, tức là các triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn ngay khi ngừng dùng thuốc.
Nếu người bệnh bị rối loạn nhịp tim, bệnh lý tim mạch, tiền sử đột quỵ, lo âu, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao hoặc bệnh lý tại bàng quang…, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.
Nếu viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng hay lặp lại thường xuyên, kèm theo triệu chứng ngạt mũi hoặc polyp mũi, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng corticoid dạng xịt mũi hay dạng hít.
Các corticoid giúp giảm viêm và sưng tại niêm mạc mũi. Tuy nhiều thời gian để phát huy tác dụng hơn các thuốc kháng histamin, nhưng tác dụng của corticoid lại duy trì được lâu hơn. Các thuốc corticoid dạng hít cũng ít gây tác dụng phụ; chỉ có số ít trường hợp có thể bị khô mũi, kích ứng hoặc chảy máu cam.
Một số đại diện của nhóm này là:
Cùng với histamin, leukotriene là chất trung gian hóa học được cơ thể sản sinh ra trong phản ứng dị ứng, gây nên các triệu chứng sưng viêm điển hình. Vì vậy, thuốc ức chế leukotriene được ra đời ngăn chặn hoạt động của hoạt chất này, giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng.
Thuốc ức chế leukotriene chỉ được dùng theo đơn kê của bác sĩ. Khi dùng thuốc, một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải là thay đổi tâm trạng thất thường, ngủ mộng mị, rối loạn trương lực cơ và nổi phát ban ngoài da.
Đại diện phổ biến nhất của nhóm thuốc này là montelukast
Phương pháp này còn được gọi là giảm mẫn cảm đặc hiệu, được áp dụng trong điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng. Nguyên tắc của liệu pháp miễn dịch là đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể tới hàm lượng tăng dần. Từ đó giúp hệ miễn dịch thích nghi với các yếu tố này, không còn nhạy cảm và phản ứng quá mức ở những lần tiếp xúc sau.
Chất dị ứng có thể được tiêm dưới da, hoặc dùng dạng thuốc viên đặt dưới lưỡi. Nhìn chung, đây là biện pháp hiệu quả nhưng đòi hỏi kiên trì và tiềm ẩn nguy cơ gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nên cần thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chuyên gia y tế.
Giữa 7 giải pháp cơ bản để đẩy lùi viêm mũi dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 là lựa chọn hàng đầu vì cân bằng đủ các tiêu chí: hiệu quả - an toàn - tiện dụng.
Tại Việt Nam, đại diện của nhóm thuốc này là Telfor - thuốc điều trị triệu chứng dị ứng từ Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Là sản phẩm của nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam, Telfor vẫn luôn chiếm giữ vị trí top 1 trong lĩnh vực chăm sóc và đẩy lùi bệnh dị ứng. Các chuyên gia y tế khuyên dùng Telfor vì những đặc tính vượt trội sau:
Nhờ vậy, người bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Telfor để tạm biệt nỗi lo viêm mũi dị ứng.
Bài viết giải đáp đầy đủ những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và cách thức giúp bạn đẩy lùi bệnh hiệu quả. Nhìn chung, viêm mũi dị ứng không nguy hiểm và không quá khó để xử trí. Người bệnh nên tham khảo sử dụng Telfor để chấm dứt viêm mũi dị ứng và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.