banner shield

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả bạn nên biết

su-dung-thuoc-trong-dieu-tri-viem-mui-di-ung.jpg

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi,... tuy không nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy phải làm sao để điều trị viêm mũi dị ứng? Cùng Telfor điểm qua những cách điều trị viêm mũi dị ứng dưới đây nhé!

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm do người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng (dị nguyên) như bụi, khói, lông động vật,...

Theo Viện dị ứng, hen và miễn dịch Hoa Kỳ, 10 - 30% người trên thế giới mắc vấn đề về dị ứng đường hô hấp. Ở Việt Nam, tỉ lệ người bị viêm mũi dị ứng chiếm 32% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh về tai mũi họng.

Viêm mũi dị ứng thông thường được chia làm 2 dạng:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa, thời tiết. Tình trạng này thường xảy ra vào các khoảng thời gian nhất định trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các tác nhân gây dị ứng thì mũi đều có thể bị kích ứng và gây viêm.

Viêm mũi dị ứng là gì

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng thời tiết do đâu? Cách sử dụng thuốc dị ứng thời tiết

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra trong thời gian ngắn, kéo dài tới vài ngày hoặc cả tuần. Tuy không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Tùy thuộc vào dạng viêm mũi dị ứng mà người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo chu kỳ

Người bệnh viêm mũi dị ứng theo chu kỳ thường cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mắt, chảy nước mũi nhiều,...

Các triệu chứng thường xuất hiện vào đầu mùa đông hoặc mùa hè. Các triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi, đau đầu, cảm giác bỏng rát ở vòm họng,... Các triệu chứng này thường kéo dài từ vài ngày đến cả tuần và cứ vào thời điểm đó bệnh sẽ tái phát.

Triệu chứng của viêm mũi không có chu kỳ

Biểu hiện đặc trưng của triệu chứng viêm mũi không có cu kỳ như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi khi ngủ dậy buổi sáng và giảm dần trong ngày. Các triệu chứng sẽ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, không khí lạnh,... Mới đầu, nước mũi là dịch trong suốt và đặc lại về sau, chảy thành từng đợt.

Tình trạng hắt hơi có thể xảy ra liên tục trong nhiều giờ liền, gây ra tình trạng ứ đọng dịch tiết trong họng, người bệnh thường xì mũi, khạc nhổ để tống dịch tiết ra ngoài gây tổn thương niêm mạc mũi họng. Người bệnh cũng rất dễ bị viêm họng, viêm thanh quản do nghẹt mũi dẫn tới phải thở bằng miệng.

Hắt hơi liên tục, sổ mũi là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng

Có thể bạn quan tâm: Thuốc viêm mũi dị ứng có mấy loại? Tác dụng ra sao?

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, và một số biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả dưới đây.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng đặc hiệu

Phương pháp này thường được sử dụng nếu người bệnh đã tìm được nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng. Cách điều trị viêm mũi dị ứng đặc hiệu sẽ giúp người bệnh thay đổi đáp ứng miễn dịch thông qua phương pháp giải mẫn cảm. Cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa dị nguyên vào cơ thể người bệnh để tạo ra kháng thể tương tư như tiêm vacxin.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp thường được dùng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, steroids dạng uống hoặc xịt. Giúp làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, ngạt mũi. Là một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc hiệu quả.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ 1 thường được chỉ định trong cách điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm promethazine, chlorpheniramine, diphenhydramine tuy nhiên các thuốc này lại có nhược điểm là có thể gây khô mắt, buồn ngủ,... Do đó, thuốc kháng histamin thế hệ 2 ra đời giúp khắc phục những tác dụng phụ này, điển hình như loratadine, astemizole, fexofenadine, cetirizine,... Ngày nay thuốc kháng histamin thế hệ 2 được dùng rộng rãi hơn so với thuốc thế hệ 1. Trong đó, fexofenadine (Telfor) là thuốc được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá rất cao và thường được chỉ định đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng. Telfor là sản phẩm của công ty dược phẩm Hậu Giang được sản xuất đạt chuẩn JAPAN GMP. Telfor được sản xuất với rất nhiều hàm lượng như 60mg, 120mg và 180mg dễ dàng cho người bệnh lựa chọn sử dụng. Với liều 180mg và 120mg chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày, hạn chế tình trạng quên uống thuốc cho người bệnh.
  • Thuốc kháng cholinergic và leukotriene cũng thường được sử dụng trong giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 4 thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng phẫu thuật

Với những trường hợp người bệnh bị viêm mũi dị ứng kèm theo polyp, lệch vách ngăn,… các bác sĩ có thể cân nhắc về phương pháp phẫu thuật để điều trị triệt để cho bệnh nhân.

Các cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát

Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm mũi để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số cách phòng ngừa đơn giơn những cực kỳ hiệu quả bạn nên biết:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể: Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp giúp giảm nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng.
  • Khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột cần vệ sinh mũi sạch sẽ để giúp cải thiện bệnh sớm hơn.
  • Không nên ngoáy mũi bằng tay, gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thay chăn ga gối đệm để hạn chế các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
  • Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.
    Hy vọng những thông tin mà Telfor cung cấp trên đây về cách điều trị viêm mũi dị ứng đã giúp bạn có những thông tin hữu ích. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng viêm mũi dị ứng nên được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Có thể bạn quan tâm: 8 mẹo chữa chảy nước mũi ngay tại nhà nhanh chóng, an toàn