Chảy nước mũi hay sổ mũi là tình trạng phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Chảy nước mũi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh như viêm mũi, viêm xoang,... Vậy làm thế nào để cải thiện? Sau đây, Telfor sẽ hướng dẫn bạn 8 mẹo chữa chảy nước mũi ngay tại nhà nhanh chóng và hiệu quả!
Chảy nước mũi là hiện tượng tăng tiết quá mức dịch nhầy trong mũi khiến chúng bị dư thừa và chảy ra ngoài.
Khi tình trạng này kéo dài trên 10 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như:
Tình trạng chảy nước mũi xuống họng mỗi khi nuốt là dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm mũi xoang. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như: Ngạt mũi, ho, mệt mỏi,...
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,... sẽ khiến tăng tiết dịch nhầy trong mũi dẫn biểu hiện chảy nước mũi ở người bị viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân gây nên bệnh chảy nước mũi liên tục
Vách ngăn mũi phát triển không bình thường, bị lệch về một bên do chấn thương dẫn đến tình trạng bị lệch vách ngăn mũi. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, gây chảy nước mũi. Một số trường hợp ngăn cản dịch mũi chảy ra bên ngoài mà khiến dịch chảy xuống họng.
Các bệnh lý này gây tăng tiết dịch nhầy quá mức dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các xoang trong mũi, chảy nước mũi. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho, sốt, mệt mỏi,...
Sản sinh dịch nhầy quá mức sẽ gây tình trạng sưng amidan vòm - đây là tổ chức phía sau mũi. Tình trạng này thường thấy ở trẻ em.
Niêm mạc mũi có thể hình thành các tổ chức hình quả nho, được gọi là polyp. Cơ thể có thể coi đó là dị vật và kích thích hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân này, gây tăng tiết dịch nhầy quá mức, từ đó gây chảy nước mũi.
Xem thêm: Chảy nước mũi hắt hơi liên tục là bệnh gì? Cách xử lý và lưu ý
Nguyên nhân chảy nước mũi sẽ quyết định biện pháp điều trị của bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây chảy nước mũi, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa chảy nước mũi tại nhà. Dưới đây là 8 mẹo chữa chảy nước mũi ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Lá hẹ có tính ấm, cay nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Thành phần kháng sinh được tìm thấy trong lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây cảm cúm, viêm mũi từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng chảy nước mũi.
Lá hẹ được sử dụng để chữa chảy nước mũi tại nhà
Bạn có thể sử dụng lá hẹ để trị chảy nước mũi theo các cách sau:
Hoạt chất allicin trong tỏi giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viên, bảo vệ niêm mạc hô hấp. Do đó, tỏi là phương pháp thường được sử dụng để điều trị tình trạng chảy nước mũi từ xưa tới nay.
Các cách trị chảy nước mũi bằng tỏi thường dùng như:
Lá tía tô có tính ấm, thường được sử dụng để trị ho, ngừa cảm mạo, nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả.
Chữa chảy nước mũi với lá tía tô để có hiệu quả nhanh chóng
Bạn có thể xông hơi bằng lá tía tô để cải thiện tình trạng chảy nước mũi. Nấu tía tô với 1 lít nước. Sau đó đổ nước lá tía tô ra tô để xông. Các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn có trong nước lá tía tô sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây sưng viêm đường hô hấp, xoang mũi từ đó cải thiện tình trạng chảy nước mũi hiệu quả. Bạn nên áp dụng phương pháp này 2 ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Gừng thường được biết đến với tác dụng giữ ấm, không chỉ vậy gừng còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm mũi, qua đó giúp cải thiện triệu chứng chảy nước mũi.
Xem thêm: Nguyên nhân bị ngứa mũi và gợi ý 7 mẹo trị dứt điểm
Khi bị chảy nước mũi kèm nghẹt mũi bạn nên uống nhiều nước ấm, hạn chế để cơ thể bị mất nước. Nước giúp làm loãng chất nhầy có trong mũi, giúp tống chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể thay nước lọc bằng nước trái cây, tuy nhiên không nên sử dụng các loại đồ uống như cafe, đồ uống có cồn,... vì chúng sẽ khiến bạn bị mất nước nhiều hơn.
Uống nước ấm để cải thiện tình trạng chảy nước mũi
Sử dụng chanh và mật ong là một mẹo chữa chảy nước mũi được nhiều người yêu thích. Chanh được biết với tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang mũi - nguyên nhân gây chảy nước mũi nhờ hàm lượng lớn vitamin C và các khoáng chất trong chúng. Kết hợp cùng với mật ong sẽ làm tăng tác dụng kháng khuẩn.
Bạn lấy ½ quả chanh vắt lấy nước, pha cùng với 100ml và thêm 2 thìa mật ong. Sử dụng hỗn hợp này 3 lần/ngày bạn sẽ thấy được kết quả bất ngờ đó.
Dầu tràm giúp làm ấm cơ thể, cải thiện tình trạng chảy nước mũi rất hiệu quả. Bạn có thể dùng dầu tràm xoa vào chân và ngực để cải thiện nhanh chóng tình trạng chảy nước mũi nhé.
Lá húng quế chứa rất nhiều các loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, dân gian ngày xưa thường sử dụng lá húng quế để điều trị tình trạng sổ mũi. Bạn có thể lấy ½ củ tỏi, nướng chín, loại bỏ vỏ sau đó giã nát cùng với khoảng 15 - 20 lá húng quế. Sau khi hỗn hợp đã nát, thêm vào đó 4 thìa cà phê nước sau đó khuấy đều hỗn hợp lên. Chắt lấy nước cốt, sử dụng 2 lần/ngày và dùng trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả nhé.
Telfor hy vọng với 8 mẹo chữa chảy nước mũi ngay tại nhà trên đây sẽ giúp bạn có thêm những lựa chọn trong việc điều trị tình trạng này. Áp dụng ngay mỗi ngày để tình trạng chảy nước mũi không còn làm phiền tới cuộc sống của mình nhé.
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: