banner shield

Dị ứng phấn hoa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

di-ung-phan-hoa-la-gi.jpg

Dị ứng phấn hoa tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Vậy khi bị dị ứng phấn hoa phải làm sao? Telfor sẽ thông tin tới bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dị ứng phấn hoa trong bài viết dưới đây!

Dị ứng phấn hoa là gì?

Dị ứng phấn hoa hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc sốt cỏ khô.

Hệ miễn dịch thường ngăn ngừa bệnh tật bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Với những người bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch nhận nhầm phấn hoa là các tác nhân gây hại và tấn công chúng bằng cách sản xuất ra histamin.

Một số người bị dị ứng phấn hoa quanh năm, trong khi một số khác thì chỉ bị dị ứng phấn hoa vào một thời điểm nhất định trong năm.

Dị ứng phấn hoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vào năm 2018, theo một khảo sát về sức khỏe quốc gia được thực hiện bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tiến hành cho thấy 7,2% trẻ em và 7,7% người lớn ở Hoa Kỳ bị dị ứng phấn hoa.

Thông thường tình trạng dị ứng phấn hoa thường không thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi lối sống phù hợp.

Triệu chứng của dị ứng phấn hoa

Tùy thuộc vào lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc với chúng mà triệu chứng dị ứng ở mỗi người là khác nhau. Một vào triệu chứng điển hình thường thấy như:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Người bị dị ứng phấn hoa thường có triệu chứng sổ mũi nhiều lần trong ngày, cảm giác mũi "tức tắc" và chảy nước mũi liên tục.
  • Tăng áp lực xoang gây đau mặt
  • Ngứa mũi, họng và mắt: Triệu chứng ngứa là một trong những điểm đặc trưng của dị ứng phấn hoa. Người bị dị ứng có thể cảm thấy ngứa ngáy ở mũi, họng và mắt.
  • Ho, đau họng và đờm: Các hạt phấn hoa có thể kích thích niêm mạc đường hô hấp, gây ra triệu chứng ho và đờm.
  • Đỏ mắt và chảy nước mắt: Mắt có thể trở nên đỏ và chảy nước, gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ.
  • Hắt hơi liên tục: Người bị dị ứng phấn hoa thường hắt hơi liên tục, đặc biệt khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc khi ra ngoài vào mùa hoa nở.
  • Khó thở và ngạt: Trong trường hợp dị ứng nặng, người bị dị ứng phấn hoa có thể gặp khó khăn trong việc thở, cảm giác ngạt ngào và khó thở.
  • Da sưng tấy, hơi xanh bên dưới mắt: Một số người bị dị ứng phấn hoa có thể phản ứng với da, gây ra các triệu chứng như dứt điểm da, ngứa ngáy, và phát ban da.
  • Giảm vị giác, khứu giác.

Dị ứng phấn hoa cũng làm trầm trọng các triệu chứng bệnh hen suyễn như ho, thở khò khè.

Người bệnh viêm mũi dị ứng cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Cách điều trị dị ứng phấn hoa hiệu quả

Dị ứng phấn hoa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Các biện pháp điều trị sẽ dựa vào tình trạng và mức độ dị ứng.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng histamin: Thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Các thuốc thường được sử dụng như cetirizine (Zyrtec) hoặc diphenhydramine (Benadryl), fexofenadine (Telfor),...
  • Hiện nay, trong điều trị các triệu chứng dị ứng fexofenadine (Telfor) là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ. Với công nghệ sản xuất đạt chuẩn JAPAN GMP, Telfor mang lại tác dụng kéo dài, cải thiện nhanh các triệu chứng dị ứng, đặc biệt thuốc không gây buồn ngủ như các histamin thế hệ 1. Do đó, Telfor phù hợp cả với những người đang vận hành máy móc, lái xe,... Đặc biệt, Telfor có 2 hàm lượng Telfor 120mgTelfor 180mg chỉ cần dùng 1 liều/ngày, phù hợp với những người hay quên liều.
  • Thuốc thông mũi: Giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi,... do dị ứng phấn hoa. Các thuốc thường được sử dụng như pseudoephedrine (Sudafed) hoặc oxymetazoline (Afrin),...
  • Kết hợp thuốc kháng histamin với thuốc thông mũi như loratadine/pseudoephedrine (Claritin-D) và fexofenadine/pseudoephedrine (Allegra-D)
  • Tiêm phòng dị ứng: Bạn nên tiêm phòng dị ứng nếu uống thuốc mà các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm. Việc tiêm thuốc sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng. Thông thường chúng sẽ có tác dụng trong khoảng 1 năm kể từ khi bắt đầu tiêm phòng.

Cách khắc phục dị ứng phấn hoa tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng của dị ứng phấn hoa, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với phấn hoa. Người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi để loại bỏ phấn hoa ra khỏi mũi.
  • Thay quần áo và giặt chúng mỗi khi ra ngoài về.
  • Sử dụng máy sấy thay vì phơi khô quần áo để tránh quần áo tiếp xúc với phấn hoa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi chăn ga gối đệm để hạn chế phấn hoa bám vào.
  • Sử dụng bộ lọc HEPA để loại bỏ phấn hoa ra khỏi không khí.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng rất khó tránh. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa dị ứng phấn hoa bằng các cách sau:

  • Hạn chế ra ngoài vào những ngày thời tiết khô hanh, nhiều gió.
  • Không nên chăm sóc vườn, cây cối vào mùa hoa nở, nhiều gió.
  • Đeo khẩu trang, mặt nạ chống bụi khi số lượng phấn hoa trong không khí cao.
  • Đóng cửa ra vào, cửa sổ khi số lượng phấn hoa cao.

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp

Khi hạt phấn hoa lơ lửng trong không khí, người bị dị ứng phấn hoa hít thở vào và tiếp xúc với chúng, làm cho hệ miễn dịch phản ứng quá mức và gây ra các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, ngứa mắt, ho, và khó thở.

Hàng năm có hàng trăm loại thực vật phân tán phấn hoa vào không khí và gây ra phản ứng dị ứng. Các loại dị ứng phấn hoa phổ biến như:

Dị ứng phấn hoa ly

Dị ứng phấn hoa ly là một phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của cơ thể đối với các hạt phấn hoa ly. Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa ly chủ yếu là do các hạt phấn hoa này chứa các chất gây dị ứng, khiến hệ miễn dịch coi chúng là một tác nhân nguy hiểm và phản ứng bằng cách sản sinh các hợp chất hóa học gây ra các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng phấn hoa bạch dương

Phấn hoa bạch dương là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến vào mùa xuân. Mỗi khi nở hoa, cây bạch dương sẽ giải phóng hàng triệu hạt phấn hoa nhỏ li ti vào không khí. Thông thường, một cây bạch dương sẽ tạo ra khoảng 5,5 triệu hạt phấn hoa.

Do đó, nếu bạn bị dị ứng phấn hoa bạch dương thì nên đeo khẩu trang, che chắn kỹ càng mỗi khi tới mùa hoa này.

Dị ứng phấn hoa bạch dương

Dị ứng phấn hoa sồi

Tương tư như hoa bạch dương, hoa sồi cũng gửi phấn hoa vào không khí vào mùa xuân. Phấn hoa sồi gây ra các phản ứng dị ứng nhẹ hơn các loại phấn hoa khác. Tuy nhiên, thời gian chúng tồn tại trong không khí khá dài. Điều này sẽ khiến các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

Dị ứng phấn hoa cỏ

Hoa cỏ là tác nhân gây dị ứng phấn hoa vào mùa xuân và mùa hè. Có rất nhiều loại hoa cỏ nhưng chỉ một số ít trong chúng gây dị ứng, chẳng hạn như cỏ xanh, cỏ Bermuda, lúa mạch đen lâu năm,...

Thông thường các phản ứng dị ứng phấn hoa cỏ khá nghiêm trọng. Vì vậy bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên tiêm phòng dị ứng trước khi tới mùa hoa để tránh gây những hậu quả nghiêm trọng.

Dị ứng phấn hoa cỏ

Dị ứng phấn hoa Ragweed

Phấn hoa Ragweed hay còn gọi là cây cỏ phấn hương là loại cỏ dại dễ gây dị ứng nhất. Một cây cỏ phấn hương có thể tạo ra 1 tỷ hạt phấn hoa.

Thường cây cỏ phấn hương gây dị ứng vào những tháng đầu mùa thu. Tùy thuộc vào vị trí, cỏ phấn hương có thể phát tán phấn hoa sớm hơn, sớm nhất vào đầu tháng 8 và kéo dài tới tháng 11, chúng có thể tồn tại qua mùa đông.

Hy vọng những thông tin mà Telfor cung cấp trên đây về tình trạng dị ứng phấn hoa đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng dị ứng phấn hoa nên được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: