banner shield

Hắt hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao

hat-hoi-lien-tuc-la-dau-hieu-canh-bao-benh-viem-xoang-compressed.jpg

Nhiều người thường có phản ứng hắt hơi liên tục khi thời tiết thay đổi hoặc ngồi trong điều hòa,... Vậy tại sao lại có phản ứng này? Nguyên nhân gây ra hắt hơi liên tục là gì và phải làm sao để điều trị? Cùng Telfor xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Hắt hơi liên tục là tình trạng như nào?

Hắt hơi là một phản xạ của cơ thể khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các tác nhân như: Bụi, khói, phấn hoa, lông động vật hay thời tiết lạnh, phải làm việc trong phòng điều hòa liên tục,...

Hắt hơi liên tục từng cái một hoặc hắt hơi vài cái một lần gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thậm chí một số người sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt sau khi hắt hơi liên tục.
tinh-trang-hat-hoi-lien-tuc-la-gi.jpg

Nguyên nhân gây tình trạng hắt hơi liên tục

Hắt hơi liên tục cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

Nguyên nhân sinh lý

Hắt hơi liên tục do các tác động từ bên ngoài môi trường. Tình trạng hắt hơi liên tục không kéo dài và không gây nguy hiểm cho sức khỏe thì được coi là hắt hơi do nguyên nhân sinh lý.
Điển hình như:

  • Thay đổi thời tiết đặc biệt vào thời điểm mùa xuân hoa nở nhiều, cũng là yếu tố khiến mũi bị ngứa gây ra hắt hơi liên tục, khiến niêm mạc mũi bị kích ứng gây ra hắt hơi liên tục.
  • Các yếu tố môi trường như ngồi phòng điều hòa liên tục, tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, lông chó mèo, khói thuốc,...có thể gây kích ứng đường hô hấp, khiến mũi và họng bị kích thích, dẫn đến việc hắt hơi liên tục để loại bỏ chất kích thích này.
  • Thay đổi nhiệt độ: những thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột, như tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nóng, cũng có thể kích thích hệ thống hô hấp, gây ra cảm giác hắt hơi.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc.

Viêm mũi dị ứng gây ra hắt hơi liên tục

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân sinh lý kể trên, hắt hơi liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh như:

  • Viêm mũi dị ứng: Các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật,... xâm nhập vào đường thở, tác động tới hệ thống niêm mạc mũi và gây ra tình trạng hắt hơi liên tục. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng. Đi kèm với các biểu hiện khác như sổ mũi, ngạt mũi, ho,... gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa 2 bên cánh mũi, tình trạng này kéo dài nhiều lần và tái phát mỗi khi có dị nguyên.
  • Cảm lạnh và cúm: Hắt hơi liên tục cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Đây được coi là phản ứng của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Polyp mũi: Sự tấn công của virus, vi khuẩn khiến niêm mạc mũi sưng đỏ, nhạy cảm được gọi là polyp mũi. Triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước của khối polyp. Các triệu chứng thường thấy như: Hắt hơi liên tục, ngứa mũi, đau đầu, đau hàm, nghẹt mũi,...
  • Viêm xoang: Nguyên nhân gây viêm xoang là do nấm mốc, virus và vi khuẩn hoặc các bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa,... Các triệu chứng thường thấy của viêm xoang là ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đau nhức hốc xoang, đau đầu,...

Hắt hơi liên tục là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang

Cách điều trị hiệu quả hắt hơi liên tục

Xác định chính xác nguyên nhân gây hắt hơi liên tục sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Thông thường điều trị hắt hơi liên tục thường kết hợp giữa sử dụng thuốc và các biện pháp chăm sóc ở nhà.

Hắt hơi liên tục nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Điều trị hắt hơi liên tục bằng thuốc

Các thuốc thường được sử dụng sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng hắt hơi liên tục.

  • Thuốc kháng histamin: Các thuốc thường được sử dụng như fexofenadine (Telfor), cetirizin, desloratadine… giúp làm giảm nhanh tình trạng hắt hơi liên tục do viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, fexofenadine (Telfor) không chỉ giúp điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà còn không gây buồn ngủ. Phù hợp với các đối tượng làm những công việc cần sự tập trung như lái xe, phi công,... Fexofenadine (Telfor) có rất nhiều hàm lượng để lựa chọn từ 60mg, 120mg và 180mg. Liều dùng fexofenadine 120mg và 180mg rất tiện lợi, chỉ cần dùng 1 viên/ngày là đã có tác dụng kéo dài, giảm nhanh tình trạng hắt hơi liên tục và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc chống viêm: Các bệnh lý gây hắt hơi liên tục thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm. Các thuốc chứa corticosteroid thường được chỉ định sử dụng để giảm viêm, từ đó giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả. Điển hình như dexamethasone, beclomethasone,...
  • Thuốc chống ngạt mũi: Thường dùng để giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục do bệnh lý. Một số loại thường sử dụng như phenylephrine, pseudoephedrine…

giu-am-co-the-khi-troi-lanh-giup-giam-hat-hoi-lien-tuc.jpg

Biện pháp cải thiện tình trạng hắt hơi liên tục tại nhà

  • Vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa để tránh gây kích ứng mũi, họng.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt vào những ngày trời lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc trong không gian sống.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô, để giảm tình trạng khô rát và kích ứng mũi.
  • Nếu ở trong phòng điều hòa thường xuyên, bạn không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nên để 1 chậu nước trong phòng để duy trì độ ẩm. Không khí quá lạnh, khô sẽ gây kích thích niêm mạc mũi, gây ra triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục,...
  • Chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Bổ sung các thực phẩm giúp làm ấm như gừng, hành, tỏi,... giúp giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng hắt hơi liên tục hiệu quả, Telfor khuyên bạn nên kết hợp giữa sử dụng thuốc và các biện pháp phòng bệnh tại nhà. Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu thấy triệu chứng kéo dài quá lâu, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.