banner shield

Chi tiết về dị ứng phấn hoa: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

di-ung-phan-hoa-thumbnail.jpg

Dị ứng phấn hoa là bệnh lý nhiều người gặp phải vào mùa hoa nở rộ. Bệnh lý này tuy không đe dọa tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng nhất về bệnh dị ứng phấn hoa.

1. Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa

Phấn hoa là một loại bột rất mịn được sản xuất bởi cây, hoa, cỏ và cỏ dại để thụ tinh cho các loại cây khác cùng loài. Nó là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến tại Việt Nam.
Hệ thống miễn dịch thường loại bỏ bệnh tật bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại những kẻ xâm nhập có hại, chẳng hạn như virus và vi khuẩn. Ở những người bị dị ứng phấn hoa, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn phấn hoa vô hại là một kẻ xâm nhập nguy hiểm.
Do đó, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất histamine, leukotrien, prostaglandin để chống lại phấn hoa. Các chất này gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết nhầy, gây ngứa . Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Ban đỏ, ngứa, phù mạch, tăng tiết dịch mũi, mắt, tăng tiết dịch phế quản, viêm mũi dị ứng.
Một số người sẽ bị dị ứng phấn hoa quanh năm. Cũng có người chỉ dị ứng vào một thời điểm nhất định trong năm, khi loài hoa mà mình dị ứng bước vào thời điểm nở rộ. Các triệu chứng do dị ứng phấn hoa gây nên không tự biến mất. Người bệnh cần điều trị dị ứng bằng thuốc và sử dụng các biện pháp phòng ngừa phấn hoa. [2]

di-ung-phan-hoa-1.jpg
Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa là do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn phấn hoa là yếu tố nguy hiểm

Xem thêm: Các loại thuốc dị ứng hiệu quả được sử dụng phổ biến

2. Triệu chứng khi dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thông qua các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi hoặc mũi tắc nghẽn.
  • Mắt bị ngứa, chảy nước mắt.
  • Ngứa họng, đau họng, ho.
  • Hắt xì, khò khè.
  • Tăng phản ứng hen suyễn.
  • Da sưng, hơi xanh bên dưới mắt.
  • Giảm độ nhạy bén về khứu giác, vị giác. [1] [2] [3]

di-ung-phan-hoa-2.jpg
Chảy nước mũi là triệu chứng khi dị ứng phấn hoa

3. Phương pháp điều trị dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa không có khả năng tự khỏi, người bệnh cần điều trị bệnh bằng các loại thuốc như:

Sử dụng thuốc kê đơn

Bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm, chống dị ứng và thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình giải phóng histamin gây dị ứng cho người bệnh. Người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc không kê đơn

Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi để điều trị dị ứng. Các loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Khi sử dụng thuốc không kê đơn không hiệu quả, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo thuốc kê đơn từ bác sĩ. [2] [3]

di-ung-phan-hoa-3.jpg
Khi bị dị ứng phấn hoa người bệnh cần phải uống thuốc

Xem thêm: 3 cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và phòng ngừa bệnh

4. Telfor DHG Pharma - Điều trị dị ứng phấn hoa nhanh chóng và hiệu quả

Thuốc điều trị dị ứng sẽ giúp người bị dị ứng phấn hoa đầy lùi các dấu hiệu dị ứng, giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn. Những người hay bị dị ứng phấn hoa có thể dự trữ sẵn các sản phẩm Telfor của DHG tại nhà để dùng khi cần thiết. Dược Hậu Giang là công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam, các sản phẩm đưa ra thị trường đều được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn.

Thuốc điều trị dị ứng Telfor 60

Telfor 60 có thành phần chính là fexofenadin - thuốc đối kháng histamin nên có khả năng điều trị dị ứng hiệu quả. Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và tách ra chậm.Thuốc không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

di-ung-phan-hoa-4.jpg
Telfor 60 có thành phần chính là fexofenadin

Thuốc điều trị dị ứng Telfor 120

Telfor 120 có tác dụng tương tự như Telfor 60 nhưng hàm lượng hoạt chất fexofenadin cao gấp đôi. Do đó, thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Thuốc cho hiệu quả chỉ sau 2 đến 3 giờ sử dụng. Sản phẩm có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt. Các triệu chứng nổi mề đay cũng sẽ thuyên giảm.

di-ung-phan-hoa-5.jpg
Telfor 120 có tác dụng trong việc điều trị dị ứng phấn hoa

Thuốc điều trị dị ứng Telfor 180

Telfor 180 có hàm lượng Fexofenadin HCl lên tới 180 mg nên có tác dụng mạnh nhất trong 3 loại thuốc. Sản phẩm mày phù hợp với những người bị dị ứng nặng và trên 12 tuổi. Người bệnh chỉ cần uống thuốc 1 viên x 1 lần/ngày là sẽ đẩy lùi bệnh dị ứng phấn hoa.

di-ung-phan-hoa-6.png
Telfor 180 có hàm lượng Fexofenadin HCl lên tới 180 mg

5. Làm thế nào để tránh bị dị ứng phấn hoa?

Để phòng ngừa dị ứng phấn hoa, mọi người nên tránh tiếp xúc với phấn hoa thông qua các phương pháp dưới đây:
Phương pháp tránh bị dị ứng phấn hoa tại nhà
Đóng kín cửa sổ, cửa chính khi lượng phấn hoa trong không khí tăng cao.
Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ phấn hoa bay trong không khí.
Thay quần áo khi từ ngoài trở về để loại bỏ phấn hoa dính vào.
Tắm trước khi đi ngủ và sau khi đi từ ngoài về để đảm bảo không có phấn hoa dính trên người.
Giặt chăn nệm, vỏ gối đầu thường xuyên.
Uống các loại trà thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng.
Thường xuyên xịt và rửa mũi.
Sử dụng máy sấy quần áo thay vì phơi quần áo tại nơi có nhiều phấn hoa bay vào.
Hút bụi nhà cửa thường xuyên.
Ở trong nhà vào những ngày khô ráo, gió to, đây là thời điểm phấn hoa trong không khí dày đặc nhất.
Không trồng các loại cây có phấn hoa gây dị ứng. [2]
Phương pháp tránh bị dị ứng phấn hoa khi đi ra ngoài
Sử dụng ô tô có máy lọc không khí để đi lại.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, có thể sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế nhưng phải đeo, tháo, thay đổi và vệ sinh đúng cách.
Không làm vườn vào những mùa phấn hoa cao điểm.
Theo dõi dự báo thời tiết để ra ngoài vào những ngày ít phấn hoa.
Tránh đi vào các khu vực có mật độ phấn hoa cao. [2]

di-ung-phan-hoa-8.jpg
Người bị dị ứng phấn hoa cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Dị ứng phấn hoa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Những người có tiền sử dị ứng nên mua và dự trữ sẵn các sản phẩm điều trị dị ứng của DHG để dùng trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp bệnh dị ứng nặng, dùng thuốc không kê đơn không đỡ, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Xem thêm: 8 cách trị chảy nước mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà

Nguồn tham khảo:

  1. Pollen allergy: Causes, symptoms, and treatment: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322256#types (Ngày truy cập: 15/06/2024).
  2. Your Guide to Pollen Allergies and Their Treatment: https://www.healthline.com/health/allergies/pollen (Ngày truy cập: 15/06/2024).
  3. Pollen Allergy: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pollen-allergy (Ngày truy cập: 15/06/2024).
  4. Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/ho-hap/search?keyword=telfor&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 15/06/2024).