Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu vì chỉ có thể thở bằng miệng. Không chỉ vậy, tình trạng nghẹt mũi khi ngủ còn là vấn đề khó chịu mà không ít người gặp phải. Làm cách nào để loại bỏ tình trạng nghẹt mũi khi ngủ? Cùng Telfor khám phá ngay 3 mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ cực hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Nghẹt mũi xuất hiện khi niêm mạc mũi bị sưng tấy do viêm nhiễm hoặc tổn thương, dịch nhầy khó thoát ra ngoài qua các khe hẹp gây bít tắc đường thở. Khi một hoặc cả hai bên mũi bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ cảm thấy hít thở khó khăn và tốn sức hơn. Lúc này, nhiều người lựa chọn dùng miệng để thở.
Trên thực tế, nhiều người sẽ cảm thấy khi nằm xuống và chuẩn bị ngủ, tình trạng nghẹt mũi dường như tăng lên. Nghẹt xảy ra ở cả hai bên mũi, bít tắc chặt và rất khó để làm thông thoáng đường thở. Kết quả dù rất buồn ngủ nhưng vẫn không ngủ được vì khó thở, người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ hết sức khó chịu.
Nghẹt mũi khiến người mắc mất ngủ (Ảnh minh họa)
Vậy nguyên nhân nào khiến nghẹt mũi khi ngủ tăng lên? Câu trả lời nằm ở tư thế nằm, lưu lượng máu lên não tăng lên khiến máu ở mũi cũng gia tăng. Để thích nghi, các mạch máu giãn ra nhiều hơn, khiến khe di chuyển của không khí bị thu hẹp lại. Hơn nữa, ở tư thế nằm, dịch mũi bị giữ lại trong khoang mũi và khó thoát ra ngoài hơn bình thường. Do vậy, cứ về đêm thì tình trạng nghẹt mũi lại gia tăng.
Nghẹt mũi về đêm thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, thay đổi không khí đột ngột, mang thai… Nhưng dù là nguyên nhân nào, việc mũi bị nghẹt khi ngủ cũng rất khó chịu, khiến người mắc phải thở bằng miệng, gây khô họng, có thể dẫn tới viêm họng và viêm đường hô hấp.
Để tránh bị nghẹt mũi khi ngủ, người mắc có thể dùng fexofenadin trước đó. Đây là thuốc kháng histamin thế hệ 2 được nghiên cứu về tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi… nhờ khả năng cạnh tranh với histamin tại thụ thể của nó.
Nhờ khả năng gắn chặt, fexofenadin cho tác dụng nhanh chóng, giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon mỗi ngày mà không cần lo bị nghẹt mũi tái phát trong khi ngủ. Đặc biệt hơn, ở mức liều cao, 120mg và 180mg, người bệnh chỉ cần sử dụng một viên cũng đủ để có một đường thở thông thoáng suốt ngày dài.
Telfor (fexofenadin) của công ty Dược Hậu Giang (DHG) là lựa chọn đầu tay của không ít bác sĩ và người bệnh để giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… Thuốc được sản xuất đạt chuẩn JAPAN - GMP, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe từ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Hiện nay, Telfor lưu hành trên thị trường với 3 hàm lượng chính là 60mg, 120mg và 180mg, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng người dùng.
Ngoài sử dụng thuốc Telfor (fexofenadin), ban có thể áp dụng một trong những mẹo sau đây để có một đường thở thông thoáng và ngủ ngon hơn:
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các mạch máu ở mũi sẽ co lại và giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Do vậy, bạn có thể ngâm khăn vào nước ấm nóng, sau đó vắt bớt nước và đắp lên mũi và trán. Ở những người bị nghẹt mũi nhẹ có thể cảm thấy hít thở dễ dàng chỉ sau một vài phút. Với trường hợp nặng, có thể chườm nóng lặp lại nhiều lần để cảm thấy dễ thở hơn.
Chườm nóng giúp giảm nghẹt mũi (Ảnh minh họa)
Thay vì chườm nóng, hít vào các hơi khí nóng cũng giúp co nhỏ mạch máu mũi. Đồng thời, nước ẩm cũng giúp làm lỏng dịch nhầy trong khoang mũi, từ đó giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi,
Để thực hiện, bạn chuẩn bị một thau nước nhỏ đổ đầy nước nóng, thêm tinh dầu thơm (xả, oải hương…) để tăng hiệu quả. Sau đó, trùm kín đầu để hơi nước bốc lên. Để mặt và mũi cách mặt nước khoảng 30cm để tránh phỏng da.
Giảm nghẹt mũi nhờ xông hơi (Ảnh minh họa)
Đây là một biện pháp hữu ích, an toàn để điều trị nghẹt mũi. Ưu điểm là bạn có thể nằm trên giường thực hiện trực tiếp mà không cần phải chuẩn bị gì thêm.
Massage giúp giảm nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả (Ảnh minh họa)
Mặc dù 3 mẹo kể trên đều làm giảm hiệu quả tình trạng nghẹt mũi nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài lâu khỏi, người mắc cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.
Xem thêm các bài viết liên quan: