banner shield

Phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân và dấu hiệu

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-2.jpg

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ bị nhận nhầm với bệnh cảm cúm thông thường do các dấu hiệu tương đồng như: Nghẹt mũi, sổ mũi,… Người bệnh cần phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng để tìm ra phương pháp điều trị chuẩn xác.

1. Phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng: Định nghĩa về bệnh

Cảm cúm là căn bệnh do virus cúm gây ra. Các đợt cúm thường bùng phát theo mùa và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng là hiện tượng cơ thể xảy ra các phản ứng bất thường với các căn nguyên như: Phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng,… Viêm mũi dị ứng không phải bệnh truyền nhiễm, không do virus gây ra. [2]

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-1.jpg
Cần phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng để có biện pháp điều trị thích hợp

2. Phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng thông qua dấu hiệu

Dấu hiệu khi mắc cảm cúm và viêm mũi dị ứng thường tương tự nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Có thể phân biệt bệnh qua các triệu chứng cơ bản dưới đây: [1] [3]

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-5.png

Như vậy, nếu bị cảm cúm thì cơ thể sẽ sốt cao và đau nhức, kiệt sức. Trong khi đó, triệu chứng của viêm mũi dị ứng tập trung ở dấu hiệu nghẹt mũi, hắt xì liên tục. Đây ra những dấu hiệu căn bản nhất để phân biệt hai căn bệnh này.

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-2.jpg
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng tập trung ở việc nghẹt mũi và hắt xì liên tục

3. Phân biệt cảm cúm và viêm mũi dị ứng qua khả năng lây nhiễm và diễn tiến

Bệnh cảm cúm có khả năng lây nhiễm qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn vào không khí. Khoảng thời gian virus cúm phát tán thường bắt đầu trước khi người bệnh cảm thấy không khỏe hoặc chỉ mới xuất hiện một vài triệu chứng đầu tiên.
Nếu người bệnh còn trẻ và có một cơ thể khỏe mạnh thì bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau một hai tuần bị bệnh. Với những người có sức đề kháng yếu, nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm có thể tạo thành các biến chứng nguy hiểm như: [3] [5]

  • Viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Nhiễm trùng cơ tim hoặc niêm mạc tim.
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính.
  • Tổn thương cơ, bao gồm tiêu cơ vân, sưng cơ, viêm cơ.
  • Hội chứng sốc độc tố.
    Trong khi đó, viêm mũi dị ứng không lây nhiễm chéo. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách người bệnh có thể xảy ra một số biến chứng như: [1] [3] [4]
  • Nhiễm trùng xoang.
  • Khối u bất thường trong mũi và xoang.
  • Tắc nghẽn tai giữa do tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ.
  • Viêm xoang (Tình trạng viêm làm tắc nghẽn xoang khiến chất nhầy không thể chảy vào mũi như bình thường).
  • Hen suyễn.

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-3.jpg
Viêm mũi dị ứng là bệnh không lây nhiễm

4. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị cảm cúm và viêm mũi dị ứng?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia y tế đã đưa ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng khác nhau:

Biện pháp phòng ngừa và điều trị cảm cúm

Hầu hết các bệnh nhân cảm cúm có thể tự khỏi mà không cần sử dụng các biện pháp chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng cảm cúm kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng không thuyên giảm khi dùng thuốc không kê đơn thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín.
Người bị bệnh cảm cúm nên uống nhiều nước và sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của dược sĩ và bác sĩ, tránh bệnh trở nặng gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc cúm người bệnh có thể tiêm vắc xin phòng cúm. Khi tiêm vắc xin, người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc cúm và nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nguy cơ tử vong do cúm gây nên. [3] [5]
Vắc xin cúm không đảm bảo hiệu quả 100%, để phòng ngừa khả năng lây lan bệnh từ người khác, có thể áp dụng các biện pháp như: [5]

  • Rửa tay: Nên rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng và nước tối thiểu 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước thì có thể sử dụng chất khử trùng cò nồng độ cồn trên 60 độ.
  • Tránh chạm tay vào mặt: Hạn chế đưa tay vào mắt, mũi và miệng, hạn chế vi khuẩn, virus xâm nhập vào những bộ phận này.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi: Nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Vệ sinh đồ đạc hay tiếp xúc: Cần vệ sinh thường xuyên các bề mặt hay chạm vào để ngăn ngừa sự lây lan của virus.
  • Hạn chế đến nơi đông người: Cúm dễ dàng lây lan tại các tụ điểm đông người như trường học, tòa nhà văn phòng,… Tránh đám đông trong mùa cúm cao điểm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa dị ứng, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Phấn hoa, lông mèo, mạt bụi,… Vệ sinh nhà cửa, đeo khẩu trang, không đến các nơi có căn nguyên dị ứng là điều tất cả mọi người đều có thể thực hiện. [2] [4]
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thì có thể sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc Corticosteroid, thuốc thông mũi và làm sạch khoang mũi bằng dung dịch nước muối.
Telfor là sản phẩm điều trị dị ứng do công ty Dược Hậu Giang sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn Japan-GMP. Thuốc được chứng nhận tương đương sinh học với biệt dược gốc, có thể chấm dứt các dấu hiệu viêm mũi dị ứng như: Hắt xì, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng,…
Fexofenadin trong Telfor là hoạt chất đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, đem đến hiệu quả cao và kéo dài. Khi sử dụng thuốc, người bệnh không cảm thấy buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, Telfor thường xuyên được bác sĩ kê đơn cho các bệnh nhân bị dị ứng.

phan-biet-cam-cum-va-viem-mui-di-ung-nguyen-nhan-va-dau-hieu-4.png
Telfor là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng và hiệu quả

Cảm cúm và viêm mũi dị ứng là hai căn bệnh khác biệt. Cần nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. Cold, Flu or Allergies? https://familyallergy.com/education/allergy/cold-flu-allergies/#:~:text=The common symptoms of a,a cold or the flu (Ngày truy cập: 24/09/2024).
  2. Flu vs. Allergies: What Are the Differences? https://www.verywellhealth.com/flu-vs-allergies-5199192 (Ngày truy cập: 24/09/2024).
  3. Cold, Flu, or Allergy? https://newsinhealth.nih.gov/2014/10/cold-flu-or-allergy (Ngày truy cập: 24/09/2024).
  4. Allergic rhinitis: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/ears-nose-and-throat/allergic-rhinitis/#:~:text=Allergic rhinitis is inflammation (redness,with%20medicines%20from%20a%20pharmacist (Ngày truy cập: 24/09/2024).
  5. Influenza (flu): https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719 (Ngày truy cập: 24/09/2024).

Xem thêm các bài viết liên quan: