banner shield

Tránh xa 5 tác nhân sau nếu không muốn viêm mũi dị ứng nặng thêm

tranh-xa-5-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-viem-mui-di-ung-nang-them-2.png

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh phục hồi cũng như ngăn bệnh tiến triển. Với người bị viêm mũi dị ứng, tránh xa 5 tác nhân dưới đây trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn bệnh không nặng thêm. Cùng tìm hiểu với Telfor ngay nhé!

5 tác nhân cần tránh khi mắc phải viêm mũi dị ứng

Ở những người bị viêm mũi dị ứng, khi các chất gây dị ứng xâm nhập vào đường thở, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng các giải phóng histamin - một chất trung gian hóa học tự nhiên của cơ thể gây ra phản ứng quá mức. Khi đó, tình trạng viêm mũi dị ứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng histamin có trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần tránh những tác nhân kích thích khiến cơ thể sản sinh histamin sẽ khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nặng nề hơn.

Cà phê

Cà phê giúp duy trì sự tỉnh táo, tập trung và được sử dụng khá phổ biến hiện nay dưới dạng nước uống, trong bánh kẹo… Nhưng trong đó lại chứa hàm lượng histamin cao và có thể khiến cho triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Đường tinh luyện

Các loại bánh kẹo ngọt, nước ép có ga, ngũ cốc dành cho trẻ em, nước sốt nấu ăn… đều chứa một lượng lớn đường tinh luyện. Ở những người bị viêm mũi dị ứng, đường tinh luyện làm tăng tác dụng gây viêm của histamin. Mặt khác, đường tinh luyện cũng kích thích tuyến tụy sản sinh ra nhiều chất nhầy, làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi.

tranh-xa-5-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-viem-mui-di-ung-nang-them-3.png
Nên tránh xa đồ ăn chứa đường tinh luyện (Ảnh minh họa)

Đồ ăn, thức uống chứa nhiều histamin

Rượu bia, trái cây sấy khô, cà tím, các loại đậu… có hàm lượng histamin khá cao. Do đó, khi sử dụng những loại đồ ăn này, tình trạng viêm mũi dị ứng ở thể trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù hàm lượng histamin trong những đồ ăn thức uống này có thể thay đổi ít nhiều theo thời gian.

Thực phẩm lên men

Trái cây và rau quả tươi có chứa lượng histamin thấp nhưng khi được ủ hoặc lên men thì hàm lượng histamin có thể tăng lên. Tương tự, giấm, sữa chua, cá đóng hộp cũng có nguy cơ gây viêm mũi dị ứng cao hơn và nên hạn chế

Sữa

Mặc dù sữa hay các sản phẩm từ sữa đều không chứa quá nhiều histamin mà còn giúp tăng cường thể trạng rất tốt nhưng đây cũng vẫn là thành phần mà người bị viêm mũi dị ứng nên tránh. Nguyên nhân là bởi sữa có khả năng làm đờm đặc hơn, làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi, ù tai, đau đầu ở người bị viêm mũi dị ứng. từ đó gây gián đoạn giấc ngủ và gây mệt mỏi.

tranh-xa-5-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-viem-mui-di-ung-nang-them-1.png
Sữa làm tăng tình trạng nghẹt mũi, ù tai, đau đầu (Ảnh minh họa)

Ngoài 5 tác nhân kể trên, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng nên tránh hút thuốc lá, ăn đồ ăn cay nóng… Thay vào đó nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm ít làm tăng histamin trong cơ thể như:

  • Trái cây ngoại trừ cam quýt, dâu tây và bơ
  • Rau củ ngoại trừ rau bina , cà chua và cà tím
  • Trà thảo mộc
  • Các loại ngũ cốc như gạo, mì ống, yến mạch, hạt diêm mạch
  • Thịt chưa qua chế biến
  • Sữa hạt
  • Các loại dầu lành mạnh như dầu ô liu và dầu cải
  • Lòng đỏ trứng
    Một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt là hết sức cần thiết giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, việc kiêng khem chỉ giúp hạn chế bệnh ở mức độ nào đó. Trong những trường hợp nặng, người bệnh vẫn cần áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp.

Khi nào người bệnh nên sử dụng thuốc?

Người mắc viêm mũi dị ứng có thể tự vệ sinh mũi tại nhà và chưa cần sử dụng thuốc điều trị nếu như viêm mũi dị ứng nhẹ, chỉ diễn ra tại một thời điểm nào đó trong ngày và không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng diễn ra trong thời gian dài và thường xuyên tái phát thì bạn cần phải sử dụng thuốc để giảm bớt ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 như fexofenadin (Telfor), loratadin… là nhóm thuốc không kê đơn, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của các dược sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Khi nào người mắc viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc?
Khi nào người mắc viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc? (Ảnh minh họa)

Một số trường hợp đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú… nên đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, sớm có biện pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Trong trường hợp người mắc có những triệu chứng bất thường sau thì cần nhanh chóng đưa tới các trung tâm y tế thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Nghẹt mũi kèm sưng và đau nhức ở hốc mũi
  • Ho nhiều và sốt cao
  • Trẻ ăn uống kém, bỏ ăn, bỏ bú
  • Sụt cân, mất ngủ kéo dài
  • Phản ứng dị ứng cấp tính, phù nề, khó thở

Telfor (fexofenadin) - giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả

Telfor chứa thành phần chính là fexofenadin là thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ thứ hai, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn JAPAN - GMP khắt khe.
Là một trong những công ty dược hàng đầu tại Việt Nam, DHG Pharma luôn nỗ lực hết mình, cam kết sản xuất và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, và Telfor (fexofenadin) là một trong số đó.
Được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn của thành phần, khắt khe từ nguồn nguyên liệu đầu vào thành phẩm hoàn chỉnh, Telfor có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau họng, ngứa mắt, đỏ mắt,...

Tránh xa 5 tác nhân sau nếu không muốn viêm mũi dị ứng nặng thêm

Hiện nay, Telfor được bào chế dưới dạng viên nén với 3 hàm lượng: 60mg, 120mg và 180mg. Liều dùng của Telfor tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Đối với Telfor 120mg và 180mg liều dùng khuyến cáo cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên x 1 lần/ngày. Đối với Telfor 60mg thì người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 viên x 2 lần/ngày và người có tiền sử bị suy thận chỉ nên dùng 1 viên x 1 lần/ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù được đánh giá là an toàn cho người sử dụng nhưng cũng cần hết sức lưu ý trên những đối tượng có nguy cơ về tim mạch, người trên 65 tuổi hoặc có chức năng thận suy giảm, không dùng kèm với các thuốc kháng histamin khác,... Bạn cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn:
https://www.avogel.co.uk/health/allergic-rhinitis/could-diet-be-making-your-allergic-rhinitis-worse/
https://www.verywellhealth.com/high-histamine-foods-5223261