Khi những triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên nặng nề cũng là lúc bạn cần phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc nào, ưu nhược điểm ra sao, cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng thì không phải ai cũng biết. Cùng Telfor theo dõi ngay bài viết dưới đây để có những bí quyết dùng thuốc phù hợp, an toàn, hiệu quả khi mắc viêm mũi dị ứng!
Ưu - nhược điểm các thuốc viêm mũi dị ứng hiện nay
Hiện nay để điều trị viêm mũi dị ứng, có rất nhiều nhóm thuốc điều trị khác nhau, mỗi thuốc lại có những ưu, nhược điểm riêng. Khi kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, mức độ viêm mũi dị ứng, các triệu chứng xuất hiện cũng như cơ địa của người bệnh mà cân nhắc kê đơn cho phù hợp. Dưới đây là những nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng thường được sử dụng
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin giúp giảm thiểu đáng kể những phản ứng quá mẫn xuất hiện do histamin nội sinh gây ra khi có dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Hiện nay thuốc kháng histamin chia làm hai thế hệ. Thế hệ 1 thường gặp như clorpheniramin, cinarizin… Thế hệ 2 như fexofenadin (Telfor), loratadin… Trong đó, nhóm thuốc thế hệ hai đang dần thay thế bởi mang lại hiệu quả điều trị mong muốn lại ít gây buồn ngủ, phù hợp cho những người cần tập trung cao như lái xe, công nhân xây dựng…
Ưu điểm:
- Tác dụng nhanh, hiệu quả, lâu dài
- Một số thuốc như fexofenadin (Telfor) ở hàm lượng 120mg, 180mg thì chỉ cần dùng một liều duy nhất mỗi ngày.
- Ít tác dụng phụ, an toàn với người sử dụng hơn so với thuốc corticoid.
- Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí trong điều trị.
- Có mặt tại các quầy thuốc trên toàn quốc, thuốc thuộc nhóm không kê đơn nên dễ mua và tiện sử dụng.
Nhược điểm:
- Thuốc thường chỉ có tác dụng trên trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ hoặc trung bình. Trường hợp nặng vẫn cần sử dụng thêm những thuốc điều trị khác.
- Một số thuốc có thể gây khô mắt, nhìn mờ, mất ngủ, táo bón…
Chỉ một viên Telfor (fexofenadin) đã đánh bay viêm mũi cả ngày dài
Thuốc hỗ trợ thông mũi
Nhóm thuốc này chủ yếu có tác dụng làm co mạch máu, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Nhóm hoạt chất chính thường sử dụng đó là: phenylpropanolamin và pseudoephedrin.
Ưu điểm:
- Dạng dùng đa dạng: dạng uống, nhỏ mũi, xịt mũi.
- Giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, giúp đường thở thông thoáng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như: hồi hộp, bí tiểu, run tay chân, đánh trống ngực, hiếm gặp có thể gây ra biến chứng tai biến mạch máu não.
- Chỉ được sử dụng tối đa 7 ngày. Dùng lâu hơn có thể gây nhờn thuốc, làm bệnh tái phát, gây viêm mũi mạn tính do dùng thuốc.
Corticoid dạng xịt
Ở những người bị viêm mũi dị ứng, corticoid tham gia ức chế quá trình sản sinh histamin, nhờ đó làm giảm các phản ứng dị ứng hiệu quả.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
- Dạng xịt tác dụng tại chỗ ít nên hạn chế tác dụng phụ trên toàn thân (so với dạng uống).
Nhược điểm:
- Thường sử dụng thuốc không quá 7 ngày.
- Corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó nguy cơ gây bội nhiễm nấm do ức chế miễn dịch tại vị trí xịt.
- Do chỉ ức chế quá trình sản sinh histamin nên hiệu quả của corticoid dạng xịt phụ thuộc vào thời điểm sử dụng. Nếu lượng histamin đã sản sinh quá nhiều mới bắt đầu sử dụng corticoid thì cần một thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng.
Corticoid dạng xịt giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)
Corticoid dạng uống
Tác dụng tương tự như corticoid dạng xịt nhưng lại mang đến hiệu quả toàn thân.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng làm giảm phản ứng viêm, sốt ở toàn thân.
Nhược điểm
- Thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ: loãng xương, loét dạ dày, tăng đường huyết, suy thượng thận, suy giảm miễn dịch…
- Dễ bị quá liều trong quá trình sử dụng
- Thuốc không nên dùng quá 7 ngày
- Hiệu quả phụ thuộc vào thời điểm sử dụng thuốc (tương tự như corticoid dạng xịt)
Thuốc vệ sinh mũi
Là dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% thường được bày bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc, rất dễ mua và sử dụng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Làm sạch mũi họng, giảm khô mũi, làm dịu niêm mạc hiệu quả.
- Ít tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
- Dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
Nhược điểm:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý không phải ai cũng có thể thực hiện. Không nên tự áp dụng tại nhà nếu chưa nắm bắt được kỹ thuật đúng, đặc biệt là với trẻ nhỏ, dễ gây sặc.
- Thường chỉ có tác dụng với các thể bệnh nhẹ. Trường hợp nặng vẫn cần sử dụng thuốc.
Sử dụng nước muối rửa mũi giúp làm sạch đường thở (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng
Ngoài việc hiểu rõ các ưu nhược điểm của các thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, người mắc cũng cần lưu ý một vài điểm sau khi dùng thuốc:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Với các thuốc kê đơn, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Lựa chọn thuốc của những đơn vị uy tín, ví dụ như Telfor của công ty Dược Hậu Giang, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Kiểm tra kỹ về hạn dùng, cách dùng, cách bảo quản thuốc trong quá trình sử dụng.
- Nắm rõ về các phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc và có những hướng xử trí kịp thời.
- Trong trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thêm thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tránh tương tác thuốc hay dùng thuốc quá liều.
- Tuân thủ đúng, đủ thời gian điều trị.
- Khi xuất hiện bất kỳ phản ứng nào bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chủ trị hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nên lựa chọn sản phẩm uy tín như Telfor của Dược Hậu Giang
Lựa chọn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của người mắc. Nếu đang mắc viêm mũi dị ứng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và kê đơn điều trị phù hợp, không nên tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc bởi có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng cùng Telfor
Telfor chứa hoạt chất fexofenadin - thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít gây buồn ngủ, được nghiên cứu khẳng định hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn JAPAN - GMP, Telfor (fexofenadin) của DHG Pharma được biết tới là sản phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn với người sử dụng.
Thuốc có 3 hàm lượng là 60mg, 120mg và 180mg phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người bệnh. Trong đó, người bệnh chỉ cần dùng một liều duy nhất Telfor ở hàm lượng 120mg hoặc 180mg là đủ tỉnh táo, thoải mái suốt ngày dài.
Liều dùng cho người bị viêm mũi dị ứng:
- Liều thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg, uống 1 lần/ngày.
- Liều cao: 60mg x 2 lần/ngày (có thể tăng tới 240mg x 2 lần/ngày) không làm tăng thêm tác dụng điều trị.
Mặc dù đã được xác định là đảm bảo an toàn với bệnh nhân viêm mũi dị ứng, việc sử dụng Telfor (fexofenadin) cũng cần hết sức lưu ý trên những đối tượng có nguy cơ về tim mạch, người trên 65 tuổi hoặc có chức năng thận suy giảm, không dùng kèm với các thuốc kháng histamin khác,...
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, PNCCB
Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, do đó chỉ nên dùng fexofenadin cho phụ nữ có thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội hơn nguy cơ với thai nhi. Đồng thời cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo:
- https://medlatec.vn/tin-tuc/thuoc-viem-mui-di-ung-gom-nhung-loai-nao-tac-dung-ra-sao-s98-n31836