banner shield

Uống thuốc dị ứng kéo dài có hại không? Thông tin chi tiết về thuốc

uong-thuoc-di-ung-keo-dai-nguy-co-va-cach-khac-phuc-thumbnail.jpg

Thuốc dị ứng được dùng để cải thiện các tình trạng da nổi mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi, phù nề,…. Tuy nhiên, uống thuốc dị ứng kéo dài có thể gây nên những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Vậy cần dùng thuốc dị ứng như nào để đảm bảo hiệu quả - an toàn? Cùng Telfor tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Uống thuốc dị ứng kéo dài có hại không?

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một tác nhân “lạ” từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. Các tác nhân này có thể quen thuộc và vô hại với mọi người, nhưng lại bị cơ thể người bệnh nhận định là yếu tố “có hại”. Từ đó dẫn đến những phản ứng rầm rộ như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa ngáy, nổi mề đay,...

Uống thuốc dị ứng kéo dài có nguy hiểm không
Uống thuốc dị ứng kéo dài có nguy hiểm không
Dị ứng có thể lặp đi lặp lại thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để đẩy lùi các triệu chứng bệnh, nhiều người phải uống thuốc dị ứng kéo dài. Thực trạng này dẫn đến mối lo ngại: Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Theo các chuyên gia y tế, ảnh hưởng của việc uống thuốc dị ứng kéo dài lên cơ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại thuốc. Vì mỗi thuốc có cơ chế hoạt động riêng biệt, nên khả năng gây hại (nếu có) cũng khác nhau.

Các loại thuốc dị ứng phổ biến

Để hiểu rõ hơn về tác động của việc uống thuốc dị ứng nhiều có sao không, cùng điểm mặt những nhóm thuốc uống chống dị ứng thông dụng nhất.

Xem thêm: Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thuốc kháng histamin

Histamin là một chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm, dị ứng, hoạt động bài tiết dịch vị và dẫn truyền thần kinh của cơ thể.

Các thuốc kháng histamin hoạt động theo cơ chế ngăn chặn histamin liên kết với thụ thể; hoặc làm suy giảm hoạt tính của các thụ thể histamin tại đích tác dụng. Nhờ đó các phản ứng dị ứng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Thuốc dị ứng nhóm kháng histamin có 2 thế hệ
Thuốc dị ứng nhóm kháng histamin có 2 thế hệ
Thuốc dị ứng thuộc nhóm kháng histamin được chia thành 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1:
    Đặc trưng bởi khả năng đi qua hàng rào máu não dễ dàng. Do đó, các thuốc này có tác dụng an thần mạnh và chống nôn tốt. Nhưng chính đặc điểm này lại khiến các thuốc kháng histamin thế hệ 1 gây nhiều tác dụng phụ trên thần kinh. Điển hình nhất là gây mệt mỏi, buồn ngủ, giảm chú ý và mất tập trung.
    Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: Việc uống các thuốc dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ 1 kéo dài làm tăng nguy cơ té ngã, lú lẫn và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Do đó, các thuốc trong nhóm này thường không được lựa chọn để sử dụng kéo dài.
  • Thế hệ 2:
    Gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não và ít tác dụng trên thần kinh trung ương. Nhờ vậy, các thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít gây tác dụng phụ trên thần kinh, ít gây buồn ngủ, mệt mỏi, kém tập trung hay suy giảm trí nhớ. Nhờ vậy, đây được coi là nhóm thuốc tương đối an toàn để sử dụng kéo dài trong điều trị dị ứng.

Thuốc corticoid

Corticoid là nhóm thuốc điều trị dị ứng thông qua cơ chế chống viêm và ức chế miễn dịch. Corticoid có nhiều dạng dùng khác nhau, bao gồm dạng kem/ thuốc mỡ bôi ngoài da, dạng ống hít, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc uống. Trong đó, dạng thuốc uống được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng nghiêm trọng.

Khi sử dụng kéo dài, corticoid dùng đường uống có thể gây nhiều tác dụng phụ như: đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, loét dạ dày, tăng đường huyết và chậm lớn ở trẻ em. Corticoid đường uống cũng có thể khiến tình trạng tăng huyết áp của người bệnh trầm trọng hơn.

Do những tác dụng phụ kể trên, corticoid đường uống chỉ được dùng để điều trị dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng corticoid kéo dài để tránh gây nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe.

Tác dụng phụ khi uống thuốc dị ứng

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: uống thuốc dị ứng kéo dài có sao không thì việc tìm hiểu các tác dụng phụ khi uống thuốc dị ứng cũng rất quan trọng. Bởi bất kể loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Những người lớn tuổi thường có khả năng gặp tác dụng phụ của thuốc dị ứng cao hơn các đối tượng khác, đặc biệt là phản ứng buồn ngủ. Một số tác dụng phụ thường thấy của thuốc dị ứng kháng histamin bao gồm:

  • Buồn ngủ.
  • Lú lẫn.
  • Nhìn mờ.
  • Khô miệng.
  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Bồn chồn hoặc ủ rũ.
  • Không thể đi tiểu hoặc bí tiểu.
  • Chảy máu cam, mũi bị kích ứng.

Những lưu ý khi uống thuốc dị ứng

Với các loại kháng sinh gây nên cảm giác buồn ngủ như Diphenhydramine, Chlorpheniramine, người bệnh hãy sử dụng thuốc trước khi đi ngủ.

Đặc biệt, người bệnh làm các công việc cần sự tập trung cao như lái xe, thợ điện, làm việc trên cao hay làm việc với máy móc cần tránh uống thuốc vào ban ngày, trước khi bắt đầu làm việc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi uống thuốc dị ứng. Vì các loại thuốc kháng histamin mà người bệnh sử dụng có thể phản ứng với một số loại thuốc khác người bệnh đang uống.

Trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng bệnh tình của bạn
Trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng bệnh tình của bạn
Trao đổi kỹ với bác sĩ nếu bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tim, huyết áp cao, loãng xương, tắc nghẽn bàng quang hoặc tăng nhãn áp. Hay bạn đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần nói rõ với bác sĩ điều trị. Trong trường hợp điều trị dị ứng cho trẻ em, bởi liều lượng và loại thuốc của người lớn và trẻ em là khác nhau.

Xem thêm: Các loại thuốc trị mề đay hiệu quả được sử dụng phổ biến

Hướng dẫn lựa chọn & sử dụng thuốc dị ứng hiệu quả - an toàn

Chìa khóa giúp sử dụng thuốc dị ứng hiệu quả - an toàn là lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Hiện nay, các thuốc kháng histamin thế hệ 2 được khuyên dùng nhờ những ưu điểm: hiệu quả nhanh chóng, an toàn và ít tác dụng phụ, ngay cả khi dùng kéo dài.

Trong nhóm thuốc này, đại diện nổi bật hơn cả là Telfor - sản phẩm của nhà sản xuất Dược Hậu Giang. Telfor giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay nhờ các đặc tính:

  • Thành phần chính là fexofenadine - hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2. Telfor phát huy hiệu quả nhanh chóng mà lại ít gây buồn ngủ, mệt mỏi, ngay cả khi sử dụng kéo dài. Nhờ vậy, Telfor là lựa chọn phù hợp cho những người làm việc trí óc, cần tập trung cao độ hay đang lái xe, vận hành máy móc.
  • Hiệu quả của Telfor đã được kiểm chứng rõ ràng. Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống, giúp các triệu chứng dị ứng cải thiện mau chóng chỉ sau 1-2 liều/ngày.
  • Telfor được sản xuất bởi dây chuyền đạt chuẩn GMP Nhật Bản, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Telfor có đa dạng hàm lượng từ 60mg, 120mg, 180mg. Đặc biệt, dạng viên uống fexofenadine 120mg và fexofenadine 180mg chỉ cần dùng 1 viên DUY NHẤT/ ngày là đã đảm bảo tác dụng kéo dài. Do đó, dạng hàm lượng này tiện lợi hơn cho người dùng, đặc biệt là những người bận rộn và thường xuyên quên liều.

Chính nhờ vậy, Telfor đã trở thành lựa chọn đầu tay của bác sĩ và các chuyên gia y tế trong điều trị triệu chứng của dị ứng.

Uống thuốc dị ứng kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ nhất định, tùy thuộc vào từng loại thuốc. Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuốc dị ứng với cơ thể, chuyên gia y tế khuyên dùng các thuốc trong nhóm kháng histamin thế hệ 2 (đại diện là Telfor). Người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng và đủ liều để đạt hiệu quả tối ưu.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: