Nhằm kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng mề đay, rất nhiều loại thuốc đã ra đời với cơ chế và đặc trưng riêng biệt. Chính vì vậy, việc phải lựa chọn giữa các loại thuốc trị mề đay có thể gây nhiều trở ngại trong điều trị bệnh. Để giải quyết vướng mắc này, hãy cùng Telfor tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng thuốc trị mề đay chính xác nhất.
Thuốc trị mề đay cần phải dùng khi người bệnh được chẩn đoán bị mề đay nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Bệnh mề đay được chẩn đoán qua các dấu hiệu điển hình là:
Khi đã được chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc trị mề đay cho bệnh nhân
Xem thêm: Nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân và cách xử lý
Để lựa chọn được thuốc trị mề đay đúng chuẩn, cần căn cứ vào mức độ nặng - nhẹ của bệnh. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng - miễn dịch” của Bộ Y tế đã chỉ ra các loại thuốc trị mề đay cần dùng theo từng cấp độ bệnh như sau:
Thuốc kháng histamin H1 là giải pháp dành cho tất cả các thể bệnh mề đay và phù bệnh do dị ứng. Thông qua cơ chế ngăn cản histamin gắn với thụ thể, các thuốc này khiến histamin không còn khả năng phát động các phản ứng dị ứng mề đay như sẩn phù, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Nhờ đó triệu chứng mề đay được đẩy lùi nhanh chóng.
Các loại thuốc trị mề đay nhóm kháng histamin H1 khá đa dạng và được phân loại theo tác dụng trên thần kinh trung ương.
Những thuốc có khả năng đi qua hàng rào máu não tốt sẽ có thêm hiệu quả an thần, chống nôn, chống say tàu xe; được phân loại vào thế hệ 1. Nhược điểm của các thuốc này là dễ gây buồn ngủ, mệt mỏi, kém tập trung hay dễ gây loạng choạng ở người cao tuổi. Chính vì vậy thuốc kháng histamin thế hệ 1 hiện nay đã không còn được ưa chuộng trong điều trị mề đay.
Những thuốc ít đi qua hàng rào máu não được phân loại vào nhóm kháng histamin thế hệ 2. Tác dụng của các thuốc này tập trung vào việc điều trị mề đay và dị ứng, không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương nên ít gây buồn ngủ, mệt mỏi.
Nhờ đó người dùng vẫn duy trì được sự tỉnh táo để học hành, làm việc hay thực hiện các hoạt động khác cần sự tập trung trí óc. Vì vậy, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 là lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong điều trị mề đay. Một số đại diện của nhóm này là: fexofenadine (Telfor), loratadine, cetirizine,...
Thuốc trị mề đay được kê dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh
Thuốc kháng histamin H2 được chỉ định phối hợp với thuốc kháng histamin H1 trong trường hợp mày đay, phù mạch dị ứng không đáp ứng với thuốc kháng H1 đơn thuần.
Lúc này, người bệnh sẽ được dùng thêm một trong các thuốc như Famotidine, Ranitidine hoặc Cimetidine. Thuốc kháng histamin H2 cũng được dùng theo đường uống, trừ Famotidine có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Adrenaline được chỉ định dùng cho các trường hợp mề đay có phù mạch cấp tính, người bệnh phù nề đường hô hấp hoặc tụt huyết áp.
Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh theo đường tiêm bắp. Nếu không đáp ứng, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch, bơm thuốc qua màng nhẫn giáp hoặc nội khí quản. Trong trường hợp phù người bệnh bị phù nề đường hô hấp trên, adrenaline cần được pha loãng với nước muối sinh lý để dùng theo đường khí dung.
Thuốc kháng histamin H2 được sử dụng như một giải pháp trị mề đay hiệu quả
Đây là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ để điều trị mề đay, khi người bệnh có triệu chứng nặng, có kèm phù mạch và không đáp ứng với các thuốc kể trên. Corticoid sẽ được dùng theo đường uống, phối hợp cùng với thuốc kháng histamin H1 và H2. Ngoài ra, corticoid cũng còn có vai trò dự phòng triệu chứng mề đay tái phát.
Các thuốc corticoid thường dùng để điều trị mề đay là: prednisolon, methylprednisolon, prednison.
Các thuốc này được khuyến cáo chỉ nên dùng liều trung bình, trong một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Việc lạm dụng corticoid kéo dài có thể gây hậu quả là khiến người bệnh tăng cân, giữ nước, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương, bệnh tiểu đường,...
Xem thêm: Chi tiết cách trị mề đay tận gốc bạn không nên bỏ qua
Từ hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế, có thể thấy thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 chính là lựa chọn đầu tay cho mọi trường hợp bệnh mề đay. Trong nhóm này, hoạt chất fexofenadine là một trong những đại diện được sử dụng phổ biến nhất.
Tại Việt Nam, fexofenadine được sản xuất và lưu hành rộng rãi dưới tên thương hiệu Telfor - trở thành giải pháp đẩy lùi mề đay hiệu quả & an toàn cho người Việt.
Telfor được các chuyên gia và người dùng tin tưởng lựa chọn nhờ nhiều ưu điểm vượt trội:
Thuốc Telfor chuyên điều trị các chứng bệnh mề đay, mẩn ngứa
Với sự có mặt của Telfor những người thường xuyên bị mề đay không còn phải lo lắng băn khoăn trong điều trị bệnh. Telfor đã được khẳng định hiệu quả điều trị triệu chứng mề đay thông qua các thử nghiệm lâm sàng, đồng thời khắc phục được nhược điểm cố hữu của các thuốc trị mề đay khác. Vì vậy người bệnh yên tâm lựa chọn và sử dụng Telfor để đẩy lùi mề đay và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại thuốc trị mề đay và ứng dụng của chúng trong từng trường hợp bệnh cụ thể. Nhìn chung, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 vẫn là giải pháp điều trị mề đay được ưa chuộng nhất. Tại Việt Nam, Telfor chính là đại diện tiêu biểu của nhóm thuốc này, trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ và người dùng trên toàn quốc.
Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: