banner shield

Review thuốc chống dị ứng mề đay hiệu quả

lac-la-thuc-an-de-gay-di-ung-me-day.jpg

Khi bị mề đay, người bệnh thường gặp các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù mạch,… Các triệu chứng này chỉ cải thiện nhanh sau khi được dùng thuốc chống dị ứng mề đay phù hợp. Qua bài viết này, Telfor sẽ review chi tiết các nhóm thuốc trị mề đay thường gặp để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho mình.

Dị ứng mề đay cần điều trị như thế nào?

Để điều trị mề đay hiệu quả, các chuyên gia da liễu khuyến cáo 3 nhóm giải pháp:

1. Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng mề đay

Lạc là thức ăn dễ gây dị ứng mề đay
Để lựa chọn được loại thuốc chống dị ứng mề đay hiệu quả, trước hết ta cần biết có các tác nhân dị ứng thường gặp nào. Mề đay gây ra bởi các yếu tố kích ứng, nên việc loại bỏ căn nguyên này sẽ giúp mề đay mau chóng cải thiện. Đến nay căn nguyên bệnh mề đay vẫn chưa được xác định chính xác mà chỉ được khoanh vùng trong các nhóm:

  • Thức ăn: thường gặp là lạc, trứng, sữa, cá biển, tôm cua, sò, ốc,…
  • Thuốc: thường gặp nhất là nhóm kháng sinh beta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid, chloramphenicol hay các thuốc giảm đau NSAIDs,...
  • Nọc độc côn trùng như muỗi, ong, kiến, bọ chét,...
  • Tác nhân đường hô hấp: khi người bệnh hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, rơm rạ,...
  • Các chất hóa học có trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay,...
  • Tác nhân vật lý: do da bị chèn ép, ma sát, va đập quá mức,... hay bị quá lạnh, quá nóng.
  • Di truyền: Khi bố mẹ đã bị mề đay thì con cái cũng có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.

Ngoài di truyền là yếu tố không thể thay đổi, các tác nhân khác đều có thể can thiệp và loại bỏ dễ dàng. Ví dụ khi bị mề đay do thuốc, chỉ cần ngừng dùng loại thuốc này thì các triệu chứng mề đay sẽ dần lui.

2. Cải thiện triệu chứng bằng các biện pháp không dùng thuốc

Một biện pháp đơn giản, không dùng thuốc chống dị ứng mề đay mà người bệnh nên áp dụng sớm là dưỡng ẩm, ngăn ngừa khô nứt da. Việc thoa kem hoặc lotion dưỡng ẩm hàng ngày sẽ giúp da khỏe mạnh, làm giảm sự nhạy cảm của làn da. Từ đó làn da sẽ dịu lại nhanh hơn và ngăn ngừa kích ứng tái phát.

Dưỡng ẩm giúp da giảm kích ứng và hạn chế tái phát mề đay

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tránh kích thích da bằng việc tránh chà gãi, không mặc quần áo chật hay bó sát. Ngoài ra nên tránh phơi da trực tiếp dưới nắng gắt hay để da bị quá nóng hoặc quá lạnh.

3. Cải thiện triệu chứng dị ứng mề đay bằng cách dùng thuốc

Sử dụng thuốc chống dị ứng mề đay là một phương pháp cải thiện các triệu chứng dị ứng mề đay được nhiều người lựa chọn. Vì dùng thuốc đem lại những lợi ích và hiệu quả nhanh chóng như: giảm ngứa và khó chịu, giảm sưng và viêm, kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, điều trị các triệu chứng dị ứng mề đay nặng,...

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân dị ứng mề đay và chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Họ cũng có thể đánh giá các yếu tố riêng như tình trạng sức khỏe tổng quát và các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc, để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Các loại thuốc chống dị ứng mề đay hiệu quả nhanh chóng

Tùy mức độ mề đay nặng hay nhẹ mà người bệnh được khuyên dùng các thuốc khác nhau. Dưới đây là 3 nhóm thuốc trị dị ứng mề đay đang được sử dụng phổ biến nhất.

Thuốc chống dị ứng mề đay nhóm kháng histamin

Các thuốc này được dùng để kiểm soát triệu chứng mề đay thông qua cơ chế ngăn cản histamin gắn với thụ thể. Từ đó histamin sẽ không thể kích hoạt được các phản ứng dị ứng mề đay thường gặp như ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù mạch…
Có 2 phân nhóm kháng histamin được chia theo tác dụng trên thần kinh trung ương:

  • Kháng histamin thế hệ 1: Có tác dụng an thần, gây ngủ, khô miệng do có khả năng đi qua hàng rào máu não tốt. Khi dùng các thuốc này thì người bệnh dị ứng mề đay dễ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, kém tập trung, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Do đó nhóm thuốc này được khuyến nghị chỉ dùng khi các thuốc kháng histamin thế hệ 2 không có sẵn.
  • Kháng histamin thế hệ 2: Có tác dụng chống dị ứng mề đay kéo dài, đồng thời ít qua hàng rào máu não nên cũng ít gây các tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, kém tập trung. Vì vậy, đây chính là lựa chọn đầu tay để điều trị dị ứng mề đay; đặc biệt ở nhóm người cần tập trung làm việc, sử dụng máy móc, học sinh và người cao tuổi. Một số thuốc thường dùng trong nhóm này là fexofenadine (đại diện tại Việt Nam là Telfor), desloratadine, rupatadine,...

Thuốc chống dị ứng nổi mề đay nên được dùng sớm để ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn

Thuốc chống dị ứng mề đay nhóm corticoid

Các corticoid đường uống được chỉ định dùng trong trường hợp mề đay nặng cấp tính, viêm mạch mày đay, bệnh huyết thanh, mề đay chậm do áp lực mà không đáp ứng với các thuốc điều trị khác. Ngoài ra, corticoid đường uống không có hiệu quả trong điều trị các loại mề đay vật lý khác. Ở bệnh nhân mề đay mạn tính, corticoid cũng không nên dùng thường xuyên hay liên tục trong một thời gian dài vì có nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ.

Thuốc chống dị ứng mề đay nhóm kháng leukotriene

Đại diện của nhóm thuốc này là Montelukast. Các thuốc này hiệu quả với mề đay mạn tính, khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng histamin ở giai đoạn đầu điều trị; hoặc bệnh nhân bị nhạy cảm với aspirin.
Ngoài các giải pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng Cyclosporin hoặc Omalizumab. Tuy nhiên, bất kỳ thuốc trị mề đay mãn tính nào cũng cần được dùng theo hướng dẫn và chỉ định của cán bộ y tế để đảm bảo hiệu quả và ngừa tác dụng phụ.

Telfor - Thuốc chống dị ứng mề đay hiệu quả nhanh

Giữa nhiều lựa chọn để điều trị mề đay, thuốc kháng histamin thế hệ 2 luôn là cái tên được nhắc đến hàng đầu. Trong đó, fexofenadine là hoạt chất đã được khẳng định hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng và tài liệu y văn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, fexofenadine là thành phần chính của thuốc chống dị ứng mề đay Telfor.

Telfor 180 chứa fexofenadine 180mg giúp giảm nhanh triệu chứng mề đay dị ứng
Với người bệnh dị ứng mề đay, Telfor chiếm trọn lòng tin nhờ nhiều ưu điểm:

  • Chứa hoạt chất fexofenadine kháng histamin thế hệ 2 nên hiệu quả nhanh chóng và kéo dài, mà lại ít gây buồn ngủ.
  • Đa dạng hàm lượng: Người dùng có thể lựa chọn giữa các loại Telfor 60mg, Telfor 120mg hoặc Telfor 180mg. Đặc biệt, hàm lượng Telfor 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 viên DUY NHẤT/ ngày là đủ cho tác dụng kéo dài. Dạng dùng này rất tiện lợi, dễ dàng sử dụng và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
  • Được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, đảm bảo chất lượng cao, giá thành hợp lý. Cụ thể, Telfor 60mg (Hộp 2 vỉ x 10 viên) chỉ có giá 30.460 VNĐ, Telfor 120mg (Hộp 2 vỉ x 10 viên) có giá 50.000 VNĐ, Telfor 180mg (Hộp 2 vỉ x 10 viên) có giá 66.600 VNĐ.
  • Thương hiệu Telfor uy tín đã có mặt ở các nhà thuốc lớn trên toàn quốc để giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, phù mạch,... của mề đay. Hiệu quả vượt trội và chi phí hợp lý của Telfor giúp người bệnh yên tâm sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống mà không cần trăn trở nhiều về chi phí.

Lưu ý giúp điều trị mề đay (mày đay) nhanh khỏi

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống dị ứng mề đay, người bệnh mề đay nên lưu ý một số điều trong ăn uống và sinh hoạt để bệnh cải thiện nhanh hơn.

Mề đay (mày đay) kiêng ăn gì?

Người bệnh mề đay nên kiêng rượu bia và đồ uống có cồn

Khi bị mề đay, người bệnh nên kiêng ăn một số thực phẩm có chứa nhiều histamin bao gồm:

  • Thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai,...
  • Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chất béo có hại.
  • Thực phẩm đóng hộp như thịt đóng hộp, cá đông lạnh và hun khói (gồm cá ngừ, cá cơm và cá mòi)
  • Gia vị như bột quế, ớt, đinh hương và giấm.
  • Một số loại rau như rau bina, cà chua và cà tím.
  • Một số loại hoa quả như dâu tây và quả anh đào.
  • Rượu bia và đồ uống có cồn.
    Ngoài ra, một số thực phẩm giúp giải phóng histamin hoặc ức chế hoạt động của các enzym có vai trò phá vỡ histamin. Các thực phẩm cần hạn chế ăn trong nhóm này là:
  • Trái cây có múi, đu đủ, dứa.
  • Lòng trắng trứng.
    Việc kiêng cữ hay hạn chế các thực phẩm này chỉ mang tính tương đối, không bắt buộc người bệnh phải kiêng hoàn toàn.

Mề đay (mày đay) kiêng làm gì?

Các thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mề đay nên cũng cần người bệnh chú ý điều chỉnh. Người bệnh mề đay nên kiêng các hoạt động như:

  • Vận động nặng nhọc gây stress hoặc đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Phơi nắng, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Cào gãi, chà sát mạnh lên da.
  • Mặc quần áo quá chật hoặc bó sát, chiếu liệu thô cứng gây kích ứng da.
  • Để nhiệt độ trên da quá lạnh hoặc quá nóng.

Khi dùng thuốc chống dị ứng mề đay đúng cách, kết hợp các biện pháp kiêng cữ và tự chăm sóc cẩn thận thì mề đay sẽ không còn là nỗi lo với người bệnh. Thuốc mề đay Telfor chứa hoạt chất fexofenadine chính là lựa chọn hàng đầu mà người bệnh cần ghi nhớ để có thể nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của mề đay.