banner shield

Dị ứng nổi mẩn đỏ: Giải mã nguyên nhân và cách chữa trị

di-ung-noi-man-do-co-the-gay-boi-rat-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau.jpg

Dị ứng nổi mẩn đỏ khiến người bệnh ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu, đặc biệt nếu kéo dài liên tục hay tái lại thường xuyên. Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, người bệnh cần hiểu được nguyên nhân và nắm rõ nguyên tắc điều trị đúng cách. Hãy cùng Telfor tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây.

Dị ứng nổi mẩn đỏ do nguyên nhân gì?

Dị ứng nổi mẩn đỏ là tình trạng da xuất hiện các vết nổi mẩn đỏ, sưng và ngứa ngáy do phản ứng dị ứng. Các nguyên nhân gây dị ứng nổi mẩn đỏ có thể bao gồm:

  • Thức ăn: Một số thực phẩm có thể gây dị ứng nổi mẩn đỏ, như hải sản, trứng, sữa, đậu, hạt cỏ, quả mâm xôi, dứa,...
  • Thuốc: Thuốc kháng sinh, aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Phấn hoa và thực vật: Là các yếu tố gây dị ứng mẩn đỏ điển hình. Ngoài phấn hoa thì cây cỏ hay hoạt động cả việc cắt cỏ cũng có thể gây phản ứng dị ứng.
  • Côn trùng: Ong, kiến, muỗi gây ra phản ứng dị ứng nổi mẩn đỏ sau khi cắn và truyền nọc độc tới con người.
  • Dị ứng thời tiết: Biến đổi thời tiết, nhiệt độ cao, gió lạnh gây kích ứng cho da.
  • Nấm mốc và vi khuẩn: Tiếp xúc với phấn mốc, nấm mốc trong môi trường ẩm ướt.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Bao gồm hóa chất trong các sản phẩm mỹ phẩm, dầu hoá học, thuốc nhuộm, thuốc tẩy,...
  • Tác nhân vật lý: Tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh, nhiệt độ cực nóng, ánh nắng mặt trời, mồ hôi hoặc tác động ma sát, chà gãi mạnh lên da.
  • Tác động tâm lý và căng thẳng: Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu.

Để xác định chính xác nguyên nhân của dị ứng nổi mẩn đỏ, người bệnh sẽ cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp phù hợp để giảm triệu chứng dị ứng mẩn đỏ và làm dịu da.

Dị ứng nổi mẩn đỏ xảy ra khi người bệnh sử dụng thực phẩm gây dị ứng
Dị ứng nổi mẩn đỏ xảy ra khi người bệnh sử dụng thực phẩm gây dị ứng

Xem thêm: Dị ứng phấn hoa: Nguyên nhân triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trị

Cần làm gì khi bị dị ứng nổi mẩn đỏ?

Nguyên tắc xử trí dị ứng nổi mẩn đó là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng; tự chăm sóc làm dịu da, phục hồi da và sử dụng thuốc điều trị.

Dựa trên nguyên tắc này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Dừng tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng: Nếu bạn đã nhận ra nguyên nhân gây dị ứng (như thức ăn, phấn hoa, hóa chất,...), hãy cố gắng ngừng tiếp xúc với các yếu tố này ngay lập tức để ngăn triệu chứng lan rộng.
  • Làm sạch da: Rửa sạch da bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ tác nhân gây dị ứng trên da. Do da đang bị kích ứng và rất nhạy cảm nên người bệnh cần hạn chế sử dụng xà phòng hoặc sản phẩm chứa hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.
  • Áp lạnh: Đặt khăn ướt lạnh hoặc túi chườm đá lên vùng da bị dị ứng nổi mẩn đỏ để giảm sưng và ngứa.
  • Sử dụng kem dưỡng da: Kem dưỡng có chứa lô hội hay yến mạch sẽ giúp cung cấp độ ẩm, chống khô ngứa và làm dịu da nhanh chóng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm kem bôi da có chứa corticoid để chống viêm và giảm ngứa nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, corticoid không được lạm dụng tùy ý và kéo dài vì có thể gây phụ thuộc, khiến da yếu, mỏng hơn và dễ bùng phát dị ứng nổi mẩn đỏ trở lại sau khi ngừng thuốc. Do vậy người bệnh chỉ dùng kem bôi corticoid khi được chỉ định và cần tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Thoa kem dưỡng là giải pháp khá hữu hiệu để làm dịu da và giảm dị ứng nổi mẩn
Sử dụng kem dưỡng da giúp thuyên giảm triệu chứng dị ứng nổi mẩn đỏ

Dùng thuốc kháng histamin: Các thuốc này được dùng để đẩy lùi nhanh triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng nề và phù mạch trên da. Hiện nay các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 vì tác dụng nhanh và mạnh, đồng thời không gây buồn ngủ, uể oải. Đây là giải pháp xử trí dị ứng nổi mẩn đỏ rất hiệu quả, an toàn và tiện dụng.

Bên cạnh những biện pháp nên áp dụng kể trên, người bệnh dị ứng nổi mẩn đỏ cần tránh những điều này:

  • Tránh tác động tâm lý và căng thẳng: Các yếu tố tâm lý như căng thẳng có thể làm gia tăng triệu chứng dị ứng. Vì vậy người bệnh nên cố gắng thư giãn và duy trì tâm trạng thoải mái, tích cực.
  • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng: Nhiệt độ thay đổi bất thường trên da có thể gây kích thích da và làm tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ diễn biến trầm trọng hơn.
  • Hạn chế gãi ngứa hay chà sát mạnh lên da: Vì ma sát và áp lực mạnh lên làn da đang nhạy cảm dễ gây tổn thương da, trầy xước da và làm triệu chứng dị ứng càng nặng hơn.

Nếu triệu chứng dị ứng nổi mẩn đỏ vẫn không cải thiện hoặc kéo dài liên tục, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị chính xác.

Xem thêm: Dấu hiệu dị ứng máy lạnh, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Telfor - Lựa chọn tối ưu đẩy lùi dị ứng nổi mẩn đỏ

Telfor cải thiện nhanh triệu chứng dị ứng nổi mẩn đỏ nhờ hoạt chất kháng histamin H1 là fexofenadine.

Biện pháp xử trí dị ứng nổi mẩn đỏ hiệu quả nhanh, tiện dụng và an toàn nhất là sử dụng các thuốc kháng histamin H1. Trong đó, thế hệ 2 của nhóm thuốc này được tin dùng hơn cả vì cho tác dụng vượt trội và ít gây tác dụng phụ khi dùng. Tại Việt Nam, Telfor chính là thuốc biệt dược đại diện cho nhóm thuốc này.

Telfor chứa hoạt chất fexofenadine thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2
Telfor chứa hoạt chất fexofenadine thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 2

Telfor được các bác sĩ và người dùng lựa chọn để đẩy lùi dị ứng nổi mẩn đỏ vì những đặc tính nổi trội:

  • Telfor chứa hoạt chất kháng histamin H1 thế hệ 2 là fexofenadine, cho hiệu quả nhanh và kéo dài; đồng thời ít gây buồn ngủ, giúp người dùng duy trì được sự tập trung và tỉnh táo.
  • Telfor được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP Nhật Bản, đưa sản phẩm chất lượng quốc tế đến tay người dùng.
  • Telfor có giá thành rất hợp lý, thích hợp cho người bệnh cần dùng thường xuyên và lâu dài.
  • Telfor đa dạng hàm lượng với 3 lựa chọn là 60mg, 120mg và 180mg. Đặc biệt, nếu sử dụng dạng viên uống 120mg và 180mg thì người bệnh chỉ cần uống 1 viên mỗi ngày, rất thuận tiện và phù hợp với người bận rộn, dễ quên liều.

Xem thêm: Triệu chứng khi dị ứng lông mèo và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng nổi mẩn đỏ không khó để xử trí khi người bệnh đã nắm được nguyên nhân và phương pháp điều trị chuẩn khoa học. Bên cạnh việc tự chăm sóc, người bệnh nên cân nhắc sớm dùng thuốc điều trị dị ứng như Telfor để cải thiện nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.

Các bài viết về thuốc Telfor trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và mề đay hiệu quả: