Trong thai kỳ, người phụ nữ càng trở nên nặng nề và khó chịu hơn nếu gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Vậy người mắc viêm mũi dị ứng khi mang thai phải làm sao? Họ có nên sử dụng thuốc điều trị hay không? Mời bạn cùng Telfor tìm hiểu giải pháp tối ưu cho căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây!
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện từ trước hoặc trong thai kỳ và tiếp tục trong thời gian mang thai. Phần lớn các trường hợp viêm mũi dị ứng khi mang thai kéo dài từ 6 tuần trở lên, không có hiện tượng nhiễm trùng và có thể biến mất sau khi sinh.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tiếp xúc với các dị nguyên như mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật… Ngoài ra, lý do phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn với các dị nguyên là do lượng estrogen tăng sinh bất thường, ức chế enzym acetylcholinesterase. Từ đó, gia tăng phản ứng cholinergic gây tăng tiết dịch nhờn, có thể gây sung huyết và phù nề niêm mạc mũi.
Nhiều phụ nữ mang thai mắc viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)
Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… ở bà bầu. Cũng bởi những triệu chứng này, chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai suy giảm, thường xuyên nghẹt mũi dẫn đến thở bằng miệng rất dễ xuất hiện các vấn đề về đường hô hấp. Hoặc khi ngủ sâu giấc, hít thở khó khăn có thể gây tình trạng thiếu oxy, giảm chất lượng đáng kể.
Ước tính ⅓ số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Và căn bệnh này được coi là một trong những nhóm bệnh lý phổ biến phức tạp nhất trong thai kỳ. Bởi các triệu chứng thường xuất hiện dồn dập, gây mệt mỏi cho người bệnh, cần sử dụng thuốc để khắc phục nhưng lại đem tới nhiều lo ngại về tính an toàn của thuốc với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ. Việc sử dụng thuốc không đúng trong quá trình mang thai cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, gây nguy hại cho cả mẹ và bé.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai có nên dùng thuốc? (Ảnh minh họa)
Các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đều nêu rõ nên tránh dùng thuốc cho phụ nữ có thai, bởi cho đến hiện tại vẫn thiếu dữ liệu khẳng định độ an toàn của thuốc cho thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nghiêm trọng cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ kê để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Một số trường hợp các triệu chứng nhẹ không quá rầm rộ thì thai phụ nên ưu tiên áp dụng những biện pháp không dùng thuốc như:
Telfor chứa hoạt chất fexofenadin - thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít gây buồn ngủ, được nghiên cứu khẳng định hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn JAPAN - GMP, Telfor (fexofenadin) của DHG Pharma được biết tới là sản phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn với người sử dụng.
Thuốc có 3 hàm lượng là 60mg, 120mg và 180mg phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng của người bệnh. Trong đó, người bệnh chỉ cần dùng một liều duy nhất Telfor ở hàm lượng 120mg hoặc 180mg là đủ tỉnh táo, thoải mái suốt ngày dài.
Liều dùng cho người bị viêm mũi dị ứng:
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, PNCCB
Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, do đó chỉ nên dùng fexofenadine cho phụ nữ có thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội hơn nguy cơ với thai nhi. Bên cạnh đó, không chắc chắn liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10230583/
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/lam-nao-voi-viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-vi