Dị ứng phát ban là các tổn thương ngoài da không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng sưng đỏ và ngứa ngáy. Vậy cần làm gì để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này? Hãy cùng Telfor giải mã bí kíp xử trí dị ứng phát ban chuẩn khoa học trong bài viết sau đây.
Dị ứng phát ban là gì?

Dị ứng phát ban là tình trạng da phản ứng bất thường khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm, thuốc, tia tử ngoại,... Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản xuất histamin và các chất trung gian khóa học. Chúng kích hoạt một loạt các chuỗi phản ứng dây chuyền trong cơ thể, gây ra các triệu chứng điển hình như:
- Da xuất hiện các mảng màu ửng đỏ, có thể nổi lên trên bề mặt da.
- Da ngứa ngáy bứt rứt khiến người bệnh khó chịu.
- Da sưng nề, phồng rộp, có thể viêm nhiễm và gây đau.
- Da khô và nứt nẻ, bong tróc, nếu chà gãi liên tục có thể trầy xước.
Dị ứng phát ban thường có xu hướng tái đi tái lại khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng phát ban có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của người bệnh và mức độ phơi nhiễm với chất gây dị ứng.
Nguyên nhân gây dị ứng phát ban

Dị ứng phát ban là kết quả của phản ứng miễn dịch không bình thường của cơ thể khi gặp các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này vốn dĩ quen thuộc và vô hại với người khác, nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm thì lại được coi là có hại. Chính vì vậy, hệ miễn dịch nhạy cảm sẽ ngay lập tức sản sinh ra các chất trung gian hóa học như histamin để ra tín hiệu, phát động chuỗi phản ứng dị ứng rầm rộ trên da và các cơ quan khác.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây dị ứng phát ban:
- Phấn hoa, cỏ và vi khuẩn từ môi trường ngoài.
- Thức ăn: bao gồm các nhóm thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu hay các loại hạt,...
- Hóa chất trong mỹ phẩm: bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dầu gội đầu, sữa tắm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay,...
- Thú cưng: như chó, mèo, thỏ,... gây dị ứng từ lông, các mảnh da chết hay chất bài tiết.
- Nấm mốc và côn trùng: như muỗi, kiến, ong, phấn mốc của nấm trong thực phẩm và môi trường sống.
- Thuốc: thường gặp nhất là kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và nhiều loại thuốc kháng histamin.
- Tia tử ngoại (UV): có trong ánh nắng mặt trời và gây dị ứng phát ban nếu tiếp xúc trực tiếp trong một khoảng thời gian dài liên tục.
Nhìn chung, mỗi người có độ nhạy cảm khác nhau với các tác nhân dị ứng, nên không phải ai cũng sẽ bị dị ứng phát ban khi tiếp xúc với các yếu tố kể trên. Để xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tìm dị nguyên hoặc nhân tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách xử trí dị ứng phát ban chuẩn khoa học

Điều trị dị ứng phát ban thường tập trung vào việc giảm triệu chứng, làm dịu da và tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho dị ứng phát ban:
- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Để ngăn ngừa phản ứng dị ứng, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm, hóa chất hoặc tia UV trong ánh sáng mặt trời. Đây là biện pháp cho hiệu quả tốt, nhưng chỉ có thể áp dụng khi người bệnh xác định được chính xác nguyên nhân dị ứng phát ban là gì.
- Tự chăm sóc với các sản phẩm dưỡng ẩm và phục hồi da: Các sản phẩm được khuyên dùng là kem dưỡng hay sữa tắm có chứa thành phần lô hội hoặc yến mạch. Đây là 2 dưỡng chất tự nhiên có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và phục hồi da rất tốt, phù hợp để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy mẩn đỏ của dị ứng phát ban.
- Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: Giúp nhanh chóng giảm viêm nhiễm và sưng phù trên da, nên rất dễ bị lạm dụng. Tuy nhiên, corticoid tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như yếu da, mỏng da hoặc gây phụ thuộc. Người bệnh chỉ nên dùng các thuốc bôi này trong thời gian ngắn theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo cân bằng yếu tố hiệu quả - an toàn.
- Thuốc kháng histamin H1: Là các thuốc điều trị dị ứng phát ban dùng theo đường uống, cho hiệu quả nhanh và rất tiện dùng. Đặc biệt, nhóm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 rất ít tác dụng phụ nên đã trở thành lựa chọn thuốc đầu tay của bác sĩ trong điều trị dị ứng phát ban.
- Corticosteroids uống hoặc tiêm: Trong một số trường hợp dị ứng phát ban nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng corticoid đường uống hoặc tiêm để kiểm soát triệu chứng.
- Quang trị liệu: Áp dụng đối với dị ứng phát ban do tia UV của ánh nắng mặt trời. Vùng da tổn thương sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mô phỏng lại ánh sáng tự nhiên trong một khoảng thời gian nhất định để cải thiện triệu chứng trên da.
Tùy vào thể trạng và mức độ dị ứng phát ban mà mỗi người sẽ cần áp dụng một hay đồng thời một vài biện pháp kể trên. Trong đó, dùng thuốc kháng histamin H1 là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả đẩy lùi ngứa ngáy, sưng đỏ da nhanh chóng. Chính vì vậy, nó được chỉ định cho hầu hết trường hợp dị ứng phát ban.

Nếu đang băn khoăn chưa biết dùng thuốc kháng histamin H1 nào là phù hợp thì Telfor chính là lựa chọn hàng đầu dành cho người bệnh. Các chuyên gia y tế nhận định rằng Telfor chính là giải pháp hàng đầu cho dị ứng phát ban nhờ nhiều ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh chóng và kéo dài, chỉ 01 lần dùng Telfor đã cho tác dụng bền vững.
- Ít gây tác dụng phụ, không gây buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vì thành phần chính của Telfor là fexofenadine - một hoạt chất kháng histamin H1 thế hệ 2.
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP Nhật Bản, chất lượng quốc tế với giá thành hợp lý, giúp người bệnh không lo gánh nặng chi phí nếu phải dùng Telfor thường xuyên.
- Đa dạng hàm lượng với 03 lựa chọn là Telfor 60mg, 120mg và 180mg. Trong đó, các dạng hàm lượng Telfor 120mg, 180mg chỉ cần dùng 1 lần/ngày, giúp cho người bệnh không bị quên liều và tuân thủ điều trị tốt hơn.
- Telfor được khẳng định hiệu quả qua các thử nghiệm lâm sàng và thực tế sử dụng, nên ngày càng nhận được sử dụng rộng rãi.
Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh dị ứng phát ban và hướng dẫn xử trí tại nhà hiệu quả. Để đẩy lùi triệu chứng dị ứng, thuốc Telfor là lựa chọn hàng đầu của cả chuyên gia y tế và người bệnh. Khi có triệu chứng dị ứng phát ban nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám để được nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và điều trị đúng hướng.